Thời gian qua, Lục Nam (Bắc Giang) đã quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng nhiều mô hình điểm, từ đó tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp. Huyện đang rà soát, lựa chọn triển khai 10 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); đồng thời duy trì một số mô hình sản xuất có hiệu quả...
Mô hình trồng khoai sọ ở xã Khám Lạng mang lại hiệu quả cao, trung bình mỗi sào cho thu khoảng 15 triệu đồng.
Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - xây dựng của Lục Nam đạt 2.041,4 tỷ đồng, tương đương 62,2 % kế hoạch năm. Riêng lĩnh vực nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 201,8 tỷ đồng.
Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư, do vậy chỉ trong 6 tháng có 24 doanh nghiệp và 1 hộ gia đình đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư với tổng số vốn 301,5 tỷ đồng, tăng 11 dự án so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đã có 3 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, 10 dự án đang triển khai, 7 dự án đang khảo sát.
Trong hoạt động tín dụng, thương mại và dịch vụ, tổng nguồn vốn huy động nội tệ của các ngân hàng thương mại ước đạt 2.515,5 tỷ đồng, tăng 655,8 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016; huy động ngoại tệ ước đạt 2,98 triệu USD; tổng dư nợ cho vay ước đạt 1.857 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. Trong đó, dư nợ phục vụ sản xuất nông nghiệp là 1.070,5 tỷ đồng, chiếm 57,6% dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,87%.
Công tác thu chi ngân sách được huyện triển khai đồng loạt, quyết liệt, do vậy tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 148.226 triệu đồng, bằng 86,9% dự toán năm. Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước đạt 96.829 triệu đồng, bằng 121% dự toán.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC được quan tâm
Những năm gần đây, Lục Nam quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng nhiều mô hình điểm, từ đó tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC để cho ra sản phẩm an toàn, đạt giá trị kinh tế cao.
Điển hình như mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ở thôn Gai, thị trấn Đồi Ngô. Khu nhà lưới rộng 1.440m2, kết cấu khung bằng vật liệu ống sắt không gỉ; xung quanh quây kín bằng lưới chống côn trùng cao khoảng 2m. Toàn bộ mái nhà lưới được lắp tấm nylon chịu nhiệt có độ bền cao. Có hệ thống tưới nước tự động theo nhiều chế độ phun và nhỏ giọt để phục vụ sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Dậu, chủ khu nhà lưới tâm sự: Cuối năm 2016, gia đình mạnh dạn lập phương án xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ứng dụng CNC. Chúng tôi được huyện và thị trấn hỗ trợ 261 triệu đồng. Giờ đây, rau được trồng trong nhà lưới, điều kiện chăm sóc tốt nên gia đình có nhiều loại rau trái vụ, cho thu nhập cao. Hiện nguồn cung chưa đủ cầu, chủ yếu bán cho khách quen trên địa bàn.
Mô hình trồng khoai sọ ở xã Khám Lạng cũng là điểm sáng mang lại hiệu quả cao. Năm 2017 diện tích trồng khoai sọ của xã đạt 108ha, năng suất ước đạt hơn 6-7tạ/sào, với giá bán hơn 20.000 đồng/kg, mỗi sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) cho thu về gần 15 triệu đồng.
Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, cho biết, thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã tập trung triển khai nhiều biện pháp thiết thực, trong đó có cơ chế hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà lưới, nhà màng. Mặc dù đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tương đối lớn song sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã và đang được nhiều người quan tâm.
Hiện đã có 11/27 xã, thị trấn trên địa bàn đăng ký gần 20 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Trên cơ sở này, huyện sẽ lựa chọn những mô hình có tính khả thi để tập trung đầu tư, tạo điểm nhấn trước khi nhân rộng. Về cơ chế của huyện, ngoài phần hỗ trợ của tỉnh, mỗi mô hình được đầu tư thêm từ 100-200 triệu đồng để xây dựng nhà lưới. Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Với chủ trương đúng đắn, sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện Lục Nam, hy vọng tới đây sẽ có nhiều mô hình sản xuất rau an toàn, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên nhiều lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người nông dân.
Đình Tùng
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.