Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 13:31

OCOP nâng tầm sản phẩm “made in” Thạch Hà

Khẳng định được chất lượng thương hiệu ở thị trường, có dấu ấn riêng của địa phương và nhiều người cùng hưởng lợi là mục tiêu hướng đến của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

tr20t.jpg
Năm 2019 huyện Thạch Hà có 8 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh.

 

Khẳng định chất lượng, vươn tầm thị trường

Năm 2018, sản phẩm kẹo cu đơ Phong Nga (xã Thạch Đài) là một trong 6 sản phẩm điểm của OCOP Hà Tĩnh. Sau khi tham gia sân chơi mới này, thị trường tiêu thụ được mở rộng không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra toàn quốc.

Ông Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Phong Nga, cho biết: Tham gia OCOP là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nói chung và các sản phẩm nói riêng đến với thị trường dễ dàng hơn. Hiện cơ sở đang tập trung đầu tư sản xuất, đẩy mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường sản phẩm có chất lượng,thương hiệu tốt nhất…

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh hiện đang thực hiện sản xuất chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt là liên kết với nông dân sản xuất lúa theo chuỗi. Hiện, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo với công suất thiết kế 20.000 tấn/năm phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Sản phẩm gạo Ngọc Mầm của công ty là một trong những sản phẩm được huyện Thạch Hà lựa chọn tham gia  OCOP năm 2019 .

“Sống” lại giá trị làng nghề truyền thống

“Ai về Thống Nhất, Ba Giang/Quê hương nón trắng tơ vàng là đây”. Xã Phù Việt hàng trăm năm nay đã nổi tiếng với nghề làm nón. Với tiềm năng và chất lượng sản phẩm, địa phương đang từng bước đưa nón lá thành sản phẩm OCOP.

 

tr20a.jpg

Cùng với sự chắc chắn của kĩ thuật làm nón cũ, người dân Phù Việt đã biết kết hợp để làm nên những chiếc nón vừa bền chắc, vừa đẹp. Bây giờ làm nón cũng đơn giản hơn vì nón đã có sẵn khuôn. Khuôn là những mảnh tre cật già có cắt khấc để đặt vành. Lá lợp lấy từ cây lá nón - một loại cây bụi trên rừng. Lá già làm lớp lót, lá non là hai lớp trong ngoài, nón khâu bằng chỉ móc, chỉ tơ, sợi cước...

Theo người dân nơi đây, nón đẹp cần vật liệu tốt, tre phải dao lóng (lóng dài), mắt tre, nứa phải chìm không dô ra, lá nón vừa chín khi phơi nắng xong phải trắng nõn, mịn màng...Vì thế để làm nên nón đẹp người chằm nón phải lựa chọn vật liệu như “tuyển lính”. Để tô điểm cho chiếc nón thêm phần thanh mảnh, duyên dáng, các o, các chị cài thêm hoa giấy, những sợi chỉ đỏ xanh vào trong nón. Không phải ai cũng làm được nón đẹp mà phải từ bàn tay của những cô gái khéo léo hoặc là các cao niên có tính tỷ mỉ chu đáo. 

Ông Nguyễn Đăng Thuần, Phó chủ tịch UBND xã Phù Việt, cho hay, nón lá là sản phẩm độc đáo, mang đậm màu sắc văn hóa của địa phương. Giữ gìn được nghề truyền thống đã khó, thì việc phát triển nghề đó còn khó hơn, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Làm thế nào để nghề truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là những trăn trở của địa phương.

“Tham gia OCOP là cơ hội làm “sống” lại các giá trị làng nghề truyền thống của địa phương, tạo ra sản phẩm tốt, có thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất và đương nhiên thu nhập người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều”, ông  Nhuần kỳ vọng.

“Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, thủ công, chăn nuôi..., Thạch Hà quyết tâm xây dựng, triển khai thành công OCOP nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi ích cộng đồng, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nâng tầm các sản phẩm địa phương, tạo ra “làn gió mới” trong XDNTM”, ông Lê Minh Sơn, Phó chánh văn phòng điều phối NTM huyện Thạch Hà nói.

 

 

Bảo Châu
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top