Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 6 năm 2021 | 12:18

Ông Chu Ngọc Anh tái đắc cử Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 23/6, tại Kỳ họp thứ Nhất, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92/94 đại biểu có mặt tán thành bằng phiếu kín (chiếm 97,87%).
 
hdndu1.jpg
HĐND TP Hà Nội Khóa XVI bầu các chức danh chủ chốt

Tại kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử. Nghị quyết này cũng giao Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định.

Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 đã tái đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu 97,87% đại biểu có mặt (92/94 đại biểu).

Tiếp đến, Hội đồng Nhân dân thành phố đã bầu bà Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố khóa XV và ông Phạm Quí Tiên, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

 

Trước đó vào sáng 25/9/2020, tại kỳ họp chuyên đề xem xét, quyết định về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí Thành ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thay ông Nguyễn Đức Chung.
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top