Ông Vương Đình Huệ được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII với số phiếu 71/71 (100%).
Sáng nay, 13/10, Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc tại hội trường Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô.
Đại hội đã nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII được tiến hành vào chiều tối qua, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã bầu Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy, các Phó Bí thư Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
Theo đó, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) đã được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII với số phiếu tuyệt đối 71/71 (100%).
Trước đó, chiều 12/10, Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII. Trên tinh thần dân chủ, khách quan, với số phiếu tập trung cao, từ 80 ứng cử viên được đề cử, Đại hội đã bầu 71 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVII. Đáng chú ý, 100% đại biểu đã tín nhiệm giới thiệu Bí thư Thành ủy khóa XVII đối với đồng chí Vương Đình Huệ.
Kết quả bầu cử nhân sự được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khoá XVII như sau:
BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2020-2025:
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
PHÓ BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2020-2025:
1. Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
2. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội
ỦY BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY HÀ NỘI KHÓA XVII, GỒM 12 ĐỒNG CHÍ:
1. Đồng chí Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
2. Đồng chí Nguyễn Chí Lực, Thành ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
3. Đồng chí Trần Đình Cảnh, Thành ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiêm chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy.
4. Đồng chí Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
5. Đồng chí Đỗ Tâm Diệp Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra thành phố.
6. Đồng chí Phùng Xuân Dương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Trưởng phòng nghiệp vụ 1 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
7. Đồng chí Mai Đức Hiển, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Thành ủy, Trưởng phòng nghiệp vụ 4 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
8. Đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Trưởng phòng nghiệp vụ 3 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
9. Đồng chí Trần Thị Thu Hương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Trưởng phòng Nghiệp vụ 5 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
10. Đồng chí Trần Ngọc Oanh, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVI, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ 5 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
11. Đồng chí Nguyễn Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ 4 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
12. Đồng chí Hoàng Văn Toái, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ 2 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
Đồng chí Hoàng Trọng Quyết được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII với số phiếu tuyệt đối.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.