Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2017 | 1:12

Thu trên 6 tỷ đồng từ 50ha cây trồng vụ đông

Thị trấn Yên Thế (Lục Yên - Yên Bái) có truyền thống thâm canh cây rau màu vụ đông và từ lâu vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính. Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả đã mang lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập ổn định.

Người dân thị trấn Yên Thế thu hoạch rau vụ đông.

Thăm vườn rau vụ đông của gia đình anh Phạm Trường Giang, thôn Thoóc Phưa, một trong những hộ tiên phong trồng các loại rau vụ đông ở thị trấn Yên Thế có thể nhận thấy sự đa dạng của các loại rau theo mùa.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn rau, anh Giang cho biết, từ năm 2003 gia đình bắt đầu trồng thử rau vụ đông, do được chăm sóc tốt và ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên khi đem bán được nhiều người tin dùng. Thấy hiệu quả kinh tế, từ nhiều năm nay, gia đình anh thường xuyên duy trì hơn  2 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3600m2) đất chủ động nước tuới để trồng rau, đậu các loại, trừ chi phí, mỗi vụ rau gia đình anh thu được 50 - 60 triệu đồng. Anh Giang chia sẻ: “Trước đây gia đình trồng lúa 2 vụ, vụ đông không sản xuất, qua học hỏi, tôi đã tiến hành trồng cây rau vụ đông, qua nhiều năm thấy hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với những cây trồng khác”.

Trên cánh đồng rau thôn Thoóc Phưa, ông Phạm Quang Vững, người đã nhiều năm gắn bó với cây rau, cho biết: Trồng rau là nghề truyền thống của người dân thị trấn Yên Thế, hơn nữa đây cũng là loại cây trồng ngắn ngày nên dễ quay vòng đất, nhiều hộ nhờ trồng rau mà có cuộc sống khá giả. Một năm gia đình ông Vững trồng 2 mẫu rau các loại, cho thu nhập trên 100 triệu đồng, riêng vụ đông, trừ chi phí gia đình thu về trên dưới 60 triệu đồng. Ông Vững chia sẻ: “Gia đình tôi trồng rau từ gần 20 năm nay, tôi thấy công việc này đòi hỏi người làm cần cần cù, chịu thương, chịu khó, nhất là làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, từ nhiều năm nay, nghề trồng rau giúp đời sống gia đình tôi ngày càng ổn định hơn”.

Thị trấn Yên Thế hiện có gần 140ha đất sản xuất nông nghiệp, những năm trước đây diện tích đất canh tác 2 vụ chỉ được 50%, riêng vụ đông gần như bỏ ngỏ. Trước thực tế đó, UBND thị trấn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi để phục vụ tưới tiêu. Ngoài ra, còn chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho nhân dân có vốn để sản xuất, từ đó giúp người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, tăng nhanh vòng quay của đất. Đến nay, người dân đã canh tác được cả 3 vụ, trong đó vụ mùa và vụ xuân gieo trồng đạt 100% diện tích, riêng vụ đông được khoảng trên 50ha, chủ yếu là cây rau màu các loại, từ diện tích này, hàng năm cũng tạo ra nguồn thu trên 6 tỷ đồng, tập trung nhiều ở các thôn Đồng Phú, Thoóc Phưa, tổ dân phố 9,12…

Ông Hoàng Sơn Trường, Phó chủ tịch UBND thị trấn Yên Thế cho biết: “Nhiều năm qua, sản xuất rau trên địa bàn thị trấn Yên Thế được bà con nhân dân các thôn mạnh dạn áp dụng, đặc biệt là trong vụ 3 với mô hình rau giống và rau thịt đã giúp bà con tăng thu nhập, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn”.

Việc chuyển dịch cơ cấu các loại cây rau màu vụ đông ở thị trấn Yên Thế đã đem lại những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời thể hiện những bước đi đúng đắn của cấp ủy, chính quyền thị trấn trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.

Khắc Điệp

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top