Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1197/SXD-TTr về đảm bảo trật tự xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình triển khai hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố: Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 28-12-2018 của UBND thành phố. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường tới các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát, nhân dân trên địa bàn biết và thực hiện.
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, lực lượng giao thông vận tải, Cảnh sát môi trường, các cơ quan chức năng kiểm tra, kiếm soát thường xuyên; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm về trật tự xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, màn che rào chắn tại các công trình xây dựng theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27-11-2017 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan, tập trung tại những tuyến phố chính, trục đường giao thông chính.
Thường xuyên, kiểm tra, rà soát, ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp (trong đó lưu ý xác định rõ các khu vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm để tăng cường kiểm soát).
Đôn đốc Chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia xây dựng tại các công trình trên địa bàn (không phân biệt nguồn vốn): Thu dọn phế thải trên vỉa hè, lòng đường, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, chỉnh trang, thay thế hệ thống rào tôn trên các công trình đang thi công, bổ sung biển cảnh báo tại những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra mất an toàn lao động, an toàn giao thông. Trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm phải kiên quyết xử lý, kịp thời khắc phục dứt điểm các vi phạm.
UBND TP Đà Nẵng sẽ quản lý chặt trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, đầu tư và môi trường
Cụ thể, UBND thành phố giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện yêu cầu các doanh nghiệp, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, địa phương mình phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
Đặc biệt, UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng và Sở KH-ĐT không thẩm định thiết kế xây dựng, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và không tham mưu cấp Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Đối với Sở TN-MT, UBND thành phố yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án đang triển khai thi công xây dựng trên địa bàn nhưng chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, xác nhận của Sở; đôn đốc chủ dự án thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận theo quy định.
Đối với UBND các quận, huyện, UBND thành phố yêu cầu thực hiện rà soát, kiểm tra, thanh tra các dự án đang triển khai thi công xây dựng trên địa bàn nhưng chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận; đôn đốc chủ dự án thực hiện đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với các dự án thuộc thẩm quyền. Các trường hợp vượt thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo UBND thành phố để xử lý theo quy định.
UBND các phường, xã có nhiệm vụ kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo UBND quận, huyện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
TP.HCM: Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản
UBND TP.HCM cho biết, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản trong quá trình hoạt động, thành phố sẽ họp giao ban hằng quý với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) để xem xét hướng xử lý.
HoREA được giao hệ thống lại các vướng mắc chung của các doanh nghiệp về đất đai, cấp giấy, tiền sử dụng đất, ký quỹ, tách thửa, cổ phần hóa; đồng thời nhận diện các doanh nghiệp bất động sản hoạt động không lành mạnh để ngăn chặn, tránh làm ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư của thành phố.
Sở Xây dựng được giao ứng dụng công nghệ thông tin để công khai tiến độ thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn; dự kiến đưa vào áp dụng trước ngày 28/2/2019.
UBND Thành phố cũng quyết định công bố danh mục 41 thủ tục hành chính mới ban hành, 11 thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung, 49 thủ tục hành chính được thay thế và 91 thủ tục hành chính bị bãi bỏ (trong đó có 49 thủ tục bị bãi bỏ do bị thay thế) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.