Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan đã đánh giá khách quan về bức tranh tổng thể của nền nông nghiệp những năm qua và đưa ra các giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công, đẩy mạnh xuất khẩu... trong thời gian tới.
Tại Tọa đàm "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" vừa qua, Bộ trưởng đã nhìn nhận lại, đánh giá khách quan bức tranh tổng thể có sáng có tối của nền kinh tế và quan trọng nhất là kiến tạo nên những mảng màu tươi sáng hơn phục vụ nhân dân, bàn các giải pháp đột phá để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường an sinh xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu...
Dựa vào thị trường để điều chỉnh lại sản xuất
Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế năm 2021, nét chấm phá rất đáng ghi nhận là xuất khẩu nông, lâm thủy sản đã cán mức kỉ lục (48,6 tỷ USD). Đây là tín hiệu cho thấy ngành nông nghiệp tạo đà bứt tốc đúng hướng.
Những gì đúc kết được, thông tin đánh giá, từ năm 2021 khó khăn, 6 tháng đầu năm khó nhưng chỉ số xếp hạng, chỉ số cạnh tranh, tiếp cận thị trường, thương mại, du lịch do các tổ chức quốc tế xếp hạng khách quan, thể hiện ta đã đứng vững, có hình ảnh, vai trò. Bối cảnh này không phải xuôi chèo mát mái, sẽ vẫn có nhiều khó khăn thách thức.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Lê Minh Hoan, tuy 5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đầy rẫy những khó khăn như Covid-19, vấn đề thông cửa khẩu, đứt gẫy chuỗi cung ứng, đứt gẫy nguồn nguyên liệu nhập khẩu vật tư đầu vào, nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt 23,2 tỷ USD, nhập khẩu 18,1 tỷ USD, xuất siêu 5,1 tỷ USD. Bước sang năm 2022, ngành NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 50 tỷ USD.
Thời gian giãn cách xã hội năm 2021 do dịch Covid-19, 19 tỉnh phía nam đình trệ sản xuất, chúng ta đã có kinh nghiệm phối hợp đồng bộ trong hệ thống, kích hoạt tham gia của xã hội với nhiều DN, người dân. Chúng ta có các thiết chế xã hội hỗ trợ hệ thống chúng ta, đó là tín hiệu lạc quan. Riêng nông nghiệp, sau khi đi đàm phán, sắp tới họ chọn Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực thực phẩm, lương thực châu Á, họ có niềm tin để quyết định đầu tư.
Niềm tin do nhiều yếu tố, thông điệp lãnh đạo đưa ra: Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm, và chúng ta luôn thực hiện thông điệp đó. Thời gian gần đây, về nông nghiệp chúng ta ngày càng năng động. Từ nông sản thô bán ở thị trường dễ tính đã đi đến thị trường khó tính dù số lượng chưa nhiều, cho thấy sản phẩm nông nghiệp đáp ứng chuẩn mực cao nhất của thế giới.
“Để đạt được kết quả đó, chúng tôi tự tin trong việc cấu trúc nền nông nghiệp hay chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Những phản ứng kịp thời, đúng và trúng đã tạo nên nét chấm phá của kinh tế nông nghiệp, lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chứ không phải chúng ta bán cái gì mà chúng ta có”, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn, “tư lệnh” ngành NN&PTNT cho hay, nước ta không có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nông dân nhưng chúng ta hỗ trợ thông qua thị trường để kích hoạt được thị trường, khi đó, khơi thông dòng chảy nông sản. Đây là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, tháo gỡ thị trường là quyết sách, điểm sáng nhất của Chính phủ. Nước ta đã đàm phán với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… và những nông sản của chúng ta bắt đầu đến được các thị trường đó một cách tự tin.
Cụ thể, trong suốt thời gian qua, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Công Thương và một số bộ, ngành liên tục có những cuộc đàm phán về thị trường. Chúng ta không có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nông dân nhưng chúng ta hỗ trợ thông qua thị trường để kích hoạt được thị trường. Khi kích hoạt được thị trường thì dòng chảy nông sản mới trôi chảy. Đây là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điểm khó nhất là quốc gia vừa xuất, vừa nhập; nhập để xuất đan xen. Thái độ thế nào thì sắp tới phải hiểu bối cảnh cạnh tranh có đi có lại, không thể nhân cơ hội làm khó vì nó sẽ tác động ngược lại. Nếu đánh mạnh có thể anh tổn thương, phải linh hoạt. Nhưng niềm tin xã hội quyết định cho con đường ta đi.
Nếu nhìn khía cạnh lạc quan hơn, những tín hiệu mặc dù là nhỏ, nhưng cần nhìn vào sức lan toả ra, không phải vì nhỏ quá mà không để ý. Còn nhiều vấn đề day dứt, nhưng cần nhìn tích cực, kích hoạt niềm tin xã hội.
Bảo đảm an ninh lương thực
Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, dịch Covid-19 giờ thành thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu, tác động đến chuỗi cung ứng, liên quan nhiều ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Sau bối cảnh dịch Covid-19, có nhiều tranh cãi về việc ngành nào thiết yếu hay không. Trong đó, có ngành không cần tranh cãi vì hội đủ mọi nhu cầu thiết yếu, đó là nông nghiệp. Không có cái ăn thì không làm gì được.
Cộng đồng quốc tế luôn đánh giá cao vai trò của Việt Nam góp phần cân đối an ninh lương thực thế giới. Họ đều mong chúng ta tham gia nhiều hơn để góp phần cùng thế giới vượt qua cơn khủng hoảng lương thực. Bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia bảo hộ mậu dịch, nhiều ngành hàng đứt gãy, ví dụ Pháp thức ăn chăn nuôi tăng giá cao, Bangladesh phân và thuốc cao quá nên bỏ đồng ruộng... Nhưng, Việt Nam 5 tháng vừa qua không chỉ đủ nuôi 100 triệu miệng ăn mà còn xuất 3 triệu tấn gạo, mang về 1,4 tỷ là đáng ghi nhận.
Chúng ta bảo đảm tốt cho mình và các nước, qua đó họ đánh giá cao và muốn tài trợ nhiều dự án phát triển nông nghiệp, thích ứng xu thế kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, giúp thế giới vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chưa lường trước các vấn đề mù mờ, từng giai đoạn và thời điểm, ta cần nắm bắt tình hình, giao thương giữa các quốc gia vì bài toán kinh tế, đặc biệt giao thương lương thực còn mang tính nhân văn. Đó là cơ hội, cần tính toán nhiều chiều.
Để phát huy kết quả tích cực trên một cách bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, yêu cầu cấp thiết là phải tích cực nâng cao vị thế, không chỉ xuất khẩu vì kinh tế mà nâng cao vị thế với khẩu hiệu “Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm”. Cùng với đó, nước ta phải cân đối xuất khẩu sản lượng, bảo đảm mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cân đối giữa sản lượng, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, làm sao dung hoà ngắn hạn, dài hạn, hướng tới nền nông nghiệp xanh.
Trong ngắn hạn, hướng tới mục tiêu xuất khẩu giá tốt, thu nhập người nông dân tương ứng tăng theo, không tăng sản lượng đánh đổi môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan định kỳ cùng nhau họp, nắm bắt thông tin, cân đối cung cầu trong nước, định mức xuất khẩu, thay đổi tư duy cách tiếp cận an ninh lương thực, bảo đảm cuộc sống gắn liền cơ cấu kinh tế trồng trọt.
Giải ngân đầu tư công: Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu
Về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đối với ngành Nông Nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong giải ngân vốn đầu tư công, có vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược đầu tư tổng thể trong dài hạn và ngắn hạn.
Tôi cũng là người từ địa phương về Bộ nên tôi có hai cách nhìn để chúng ta tổng hòa lại câu chuyện về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đây là vấn đề day dứt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mà Thủ tướng Chính phủ thời gian qua cũng chỉ đạo rất nhiều đoàn đi kiểm tra, đôn đốc… Tôi thấy có vấn đề liên quan đến quản trị, quản trị về chiến lược đầu tư. Tôi dùng từ chiến lược thì hơi lớn nhưng có thể gọi là kế hoạch đầu tư tổng thể trong dài hạn và câu chuyện chúng ta lấy ra để đầu tư trong ngắn hạn.
Mặc dù chúng ta đã có chủ trương đầu tư trung hạn, tức là danh mục đầu tư trung hạn đã làm rồi, nhưng tôi cho rằng đi đến danh mục quy hoạch đầu tư cho trung hạn vẫn có nhiều cái chưa được hoàn chỉnh lắm. Tức là khi có sự tổng hợp từ cơ sở lên cấp xã, từ cấp xã lên cấp huyện, từ cấp huyện lên cấp tỉnh, từ cấp tỉnh lên Trung ương; từ ngành rồi mới qua chính quyền... nguyên một guồng máy để xác định, hình dung ra công việc, hình dung ra sự cần thiết của công trình trong thời điểm đó, nhiều khi chưa đủ hết khả năng quản trị của đội ngũ liên quan đến mình.
Do đó, khi chúng ta đăng ký thì hình dung cái đó làm được nhưng khi vào thực hiện thì nhiều vướng mắc như chuyển đổi đất rừng, chuyển đổi đất lúa, đền bù,… hàng loạt câu chuyện. Thành ra chúng ta thấy bên này dễ hơn, mặc dù chỗ dễ hơn lại chưa thực sự cần thiết bằng chỗ khó bởi ngày trước chúng ta đi theo cấp độ là chỗ nào cần thiết đưa ra trước.
Nhưng thực tiễn phát sinh độ khó cũng không đi theo sự cấp thiết đó, thành ra phải có sự thay đổi, điều chỉnh giữa danh mục này với danh mục kia, giữa địa phương này với địa phương kia. Đây là câu chuyện ngay cả ngành nông nghiệp cũng đang bị vướng. Do đó khâu chuẩn bị đầu tư vẫn là khâu chủ yếu. Khâu để xác định mức độ. Tôi thấy có câu danh ngôn rất hay là "Nếu cho tôi 6 giờ đốn củi, tôi phải dùng 4 giờ để mài rựa", tức là khâu chuẩn bị. Tất cả vấn đề liên quan đến một dự án, không chỉ là "mưa thuận gió hòa", nhiều khi đang bàn thì bão lũ tới rồi. Những dự án càng dài thì càng có những biến động về giá cả, biến động về thời tiết và rất nhiều biến động khác, ngay cả Covid-19 vừa qua, rất nhiều công trường cũng "đóng băng".
Tôi muốn nói năng lực của đội ngũ tham gia cùng các bộ, ngành, địa phương cùng chủ đầu tư. Anh có thể là kiến trúc sư, kỹ sư giỏi, làm tài chính giỏi nhưng người quản trị lại khác. Người kết nối, hình dung tổng thể cả một câu chuyện, đòi hỏi một kỹ năng khác, kỹ năng quản trị dự án, quản trị rủi ro của dự án đó. Nhiều khi mình làm chưa hình dung được rủi ro, cần phải đặt ra được các rủi ro và lường trước được các rủi ro đó.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.