Cầu treo Kon Hring bắc qua sông Đăk Pxi có chiều dài 102m, khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2001, với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng. Cầu treo được xây dựng để phục vụ 70 hộ dân thôn Kon Hring canh tác trên 250ha đất sản xuất bên kia sông Đăk Pxi. Đưa vào sử dụng chưa đầy hai năm, chiếc cầu này xuống cấp và hư hỏng nặng. Năm 2003, với phương án “góp gạo thổi cơm chung”, 70 hộ dân thôn Kon Hring đã quyên góp mỗi hộ 20.000 đồng để sửa chữa cầu. Nhưng số tiền này chỉ như muối bỏ bể, người dân muốn vượt sông vẫn phải dùng thuyền. Và như thế, không ai dám chắc về độ an toàn của những chuyến vượt sông trên những con thuyền mong manh ấy.
Ông Phạm Văn Thương (cha của ông Phạm Châu) có 9,5ha đất nông nghiệp và cho ông Châu 1.120m2 sử dụng canh tác. Năm 1977, ông Châu đi kinh tế mới tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh - Bình Thuận), 1 năm sau quay về địa phương và ở nhờ trên phần đất của gia đình vợ. Từ năm 2001, ông Châu tiếp tục canh tác trên phần đất trước đây của ông Thương cho.
Điều này khiến lối đi vào nhà ông Nguyên bị thu hẹp chỉ còn 1,5m. Hơn thế nữa, bà Xuyến còn tự ý để xà bần, chậu cây kiểng lấn chiếm hết 2/3 chiều ngang và trải dài suốt con hẻm. Thực tế này không chỉ gây ách tắc giao thông trong hẻm, ảnh hưởng xấu đến tình hình vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, mà nghiêm trọng hơn, khi có sự cố hỏa hoạn, lực lượng cứu hỏa khó tiếp cận khi con hẻm đã bị thu hẹp chỉ còn 1,5m.
Bà Trần Thị Xí trò chuyện với chúng tôi trong nước mắt: “Chồng và 2 đứa con tui đều đã chết vì bệnh ung thư. Dạo ni tui cũng thấy mình yếu đi nhiều mà chưa dám đi khám vì không có tiền”. Bà Xí cho biết, nhiều người dân trong xã chết vì bệnh ung thư do phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Chị Nguyễn Thị Xoan cũng bức xúc kể: “Chúng tôi vốn là dân vạn đò lên bờ định cư. Trước đây ở thuyền phải dùng nước bẩn đã đành, nhưng lên bờ lại phải dùng nước bẩn hơn. Nước giếng ở đây luôn trong tình trạng đỏ au, dùng để tắm thì da nổi ngứa, dùng để giặt thì quần áo ố vàng, nấu cơm thì cơm có màu đỏ. Vì rứa mà nhiều người chết vì ung thư rồi!”
Nhiều loại thực phẩm thiết yếu như giò, chả, nem chạo... sử dụng hàn the để bảo quản. Các loại thực phẩm khác cũng sử dụng thuốc nhuộm màu công nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lý VSATTP còn tồn tại nhiều bất cập, mà nguyên nhân chính được xác định là thiếu nhân lực và phương tiện. Chỉ tính 5 năm gần đây, số người bị ngộ độc thực phẩm của cả nước là 40.780 người, 452 người chết. Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 xảy ra 29 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 600 người phải đi cấp cứu, trong đó có 6 vụ ngộ độc tập thể tại các bếp ăn công nghiệp.
Cô Mai Hồng Cẩm, giáo viên Trường THCS phường 3, cho biết: “Ngày 22/12, khi nhận được thông báo đã có lương và phụ cấp tháng 12, tôi đến máy rút tiền của NHNN & PTNT trên đường Lê Lợi (phường 6) để rút tiền nhưng không rút được. Sang máy thứ hai trên đường Trần Hưng Đạo (phường 3) rút cũng không xong. Lần thứ ba, tôi đến máy khác để kiểm tra tài khoản (TK) thì máy báo TK của tôi có 1.022.300đồng, trong khi đó, theo bảng lương, số tiền tôi được nhận phải là 2.022.300 đồng. Lần thứ 3 tôi rút được tiền nhưng lại chỉ rút được 950.000 đồng. Đến ngân hàng phản ánh thì nhân viên cho tôi xem một tờ giấy ghi rõ tôi đã rút trước đó 1 triệu đồng”. Chưa hết ngạc nhiên thì khoảng 14 giờ chiều ngày 25/12, cô Cẩm được ngân hàng thông báo đã chuyển thêm vào tài khoản 1 triệu đồng. Đến 15 giờ cùng ngày cô Cẩm đã rút được số tiền nói trên. Cô bức xúc: “Chúng tôi mong đến tháng lương để có tiền chi tiêu, sinh hoạt nhưng cứ nhận lương qua thẻ kiểu này thì... bệnh mất”.
Để Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay thực sự ý nghĩa, cần có nhiều hoạt động văn hoá tổ chức tại trường, không để học sinh đến nhà thầy cô chúc mừng. Ngành giáo dục nên sớm có văn bản, chỉ thị về cách tổ chức kỷ niệm với nhiều nét mới như yêu cầu giáo viên không nhận phong bao, quà cáp làm phiền hà phụ huynh, làm mất uy tín và danh dự nhà giáo. Trong ngày kỷ niệm nên tổ chức tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt việc tốt, nét đẹp đời thường của giáo viên, học sinh. Đồng thời toạ đàm các biện pháp thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “hai không” với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong buổi toạ đàm, mỗi thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần trình bày bản kế hoạch phấn đấu thực hiện tốt cuộc vận động “hai không”, kế hoạch xây dựng đạo đức tác phong nhà giáo mẫu mực.
Ngày 10/10/2007, UBND phường Nhơn Phú mời ông Hà đến để giải quyết vụ việc, thông báo: Ông Tùng xây nhà trên phần đất đã được UBND TP. Quy Nhơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng!? Bức xúc trước việc UBND phường Nhơn Phú tham mưu cho UBND TP. Quy Nhơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lên thửa đất của mình, ông Hà có đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng (trong đó có UBND TP. Quy Nhơn). Ngày18 /10/2007, Công an tỉnh Bình Định có các văn bản số: 1099/HD-TD & XLĐT, 31/HD - PV24 hướng dẫn vợ chồng ông Hà, bà Tâm đến UBND TP. Quy Nhơn để được giải quyết. Ngày 22/10/2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định có văn bản số: 141/HD -TTr hướng dẫn ông Hà đến UBND TP. Quy Nhơn để được giải quyết theo thẩm quyền. Thế nhưng không hiểu tại sao UBND TP. Quy Nhơn vẫn “im hơi, lặng tiếng”?
Sau khi báo phát hành, do ở địa phương chưa có điểm bán báo Kinh tế nông thôn nên bà phải photocopy bản chính ra 15 bản khác để gửi tới các cơ quan chức năng tại địa phương với mong muốn được lãnh đạo xem xét. Nhưng khi bà mang tờ báo bản in chính cùng với 15 bản photocopy đến Công an phường 6 thì bị cán bộ cơ quan này thu giữ tất cả với lý do: “Bà vi phạm pháp luật về hoạt động báo chí”.
Bài “Một cách hành xử… phản sư phạm” đăng trên Kinh tế nông thôn cuối tuần số 40, từ ngày 6 đến 12/10 phản ánh việc bà Phùng Hoàng Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non 4 (phường 4, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) có hành vi xúc phạm đến quyền tự do dân chủ của người khác, trực tiếp sửa chữa nội dung bản tự kiểm của giáo viên với mục đích “chạy tội”. Ngày 26/9/2007, ông Lê Trường Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận 3 đã xuống Trường Mầm non 4 mời Ban giám hiệu nhà trường họp để công bố văn bản 402/PGD-TC của Phòng ký ngày 17/9/2007, phê bình Ban giám hiệu nhà trường mà cụ thể là bà Oanh, Hiệu trưởng và bà Vương Minh Tú, Hiệu phó chuyên môn trước Hội đồng Hiệu trưởng ngành giáo dục - đào tạo quận 3. Còn cô Bích, giáo viên và cô Nguyễn Thị Kim Oanh, kế toán thì bị phê bình trước Hội đồng nhà trường. Cô Bích đã trình bày sự không đồng tình với văn bản trên trước lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 3 và Ban giám hiệu nhà trường. Khi nói đến bản kiểm điểm của mình có sự sửa chữa của bà Oanh thì