Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 3 năm 2008 | 1:51

Huyện Hàm Tân – Bình Thuận: Hệ luỵ vì "tiền hậu bất nhất"

Ông Phạm Văn Thương (cha của ông Phạm Châu) có 9,5ha đất nông nghiệp và cho ông Châu 1.120m2 sử dụng canh tác. Năm 1977, ông Châu đi kinh tế mới tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh - Bình Thuận), 1 năm sau quay về địa phương và ở nhờ trên phần đất của gia đình vợ. Từ năm 2001, ông Châu tiếp tục canh tác trên phần đất trước đây của ông Thương cho.

Năm 1978, toàn bộ diện tích 9, 5ha đất của ông Thương (trong đó có 1.120m2 ông Thương đã cho ông Châu) được Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Hiệp quản lý canh tác tập thể. Năm 1990, Hợp tác xã Nông nghiệp La Gi giao cho bà Trần Thị Doán canh tác. Đến ngày 20/10/1995, bà Doán được UBND huyện Hàm Tân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2003, bà Doán chuyển nhượng lại cho ông Nguyễn Văn Tuấn 1.120m2 đất nông nghiệp. Từ đó, ông Châu nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền.

Ngày 14/1/2003 UBND, huyện Hàm Tân có Quyết định số 82QĐ/UB-HT về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Phạm Châu, quyết định trên nhận định: “Ông Phạm Văn Thương là cha ruột của ông Phạm Châu có diện tích đất nông nghiệp tại xứ Đồng Bầu Nổ thuộc HTX La Gi quản lý, giai đoạn này đất đai được tập thể hóa vào HTX, nhưng ông Phạm Văn Thương không chịu vào HTX, vì vậy HTX đổi ruộng đất khác cho ông nằm ngoài khu sản xuất tập trung của HTX và ông Thương nhận diện tích 1.120m2 trên thửa đất số 57 thuộc tờ bản đồ số 2 HTX La Gi loại đất ruộng một vụ lúa, ông sản xuất được 2 vụ sau đó bỏ không sản xuất, vì vậy HTX La Gi lấy thửa đất của ông Thương không sử dụng để quản lý và giao cho đội sử dụng". Do đó, UBND huyện Hàm Tân đã bác đơn khiếu nại của ông Phạm Châu. Không đồng ý với quyết định trên, ông Châu tiếp tục có đơn khiếu nại.

Ngày 11/11/2004 UBND huyện Hàm Tân ra Quyết định số 1206/2004/QĐ/UB-HT cho rằng: Khoảng năm1977, ông Phạm Châu đi kinh tế mới, nên gia đình ông Phạm Châu và ông Phạm Văn Thương đã bán số ruộng đất trên cho vợ chồng ông Nguyễn Diệu và bà Nguyễn Thị Hoàng Ca. Hai nhận định “tiền hậu bất nhất” của UBND huyện Hàm Tân dẫn đến việc ông Châu tiếp tục khiếu nại. Ngày 14/11/2005, huyện Hàm Tân ra Quyết định số 3375/QĐ - CTUBND bác đơn khiếu nại của ông Phạm Châu.

Được biết, năm 2001 ông Châu đã về sinh sống và canh tác trên phần đất 1.120m2 và làm nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Hơn nữa gia đình ông thuộc diện gia đình đói nghèo. Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần xem xét nguyện vọng của ông Châu, để ông sớm ổn định cuộc sống.

BT

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top