Anh Cao Xuân Tụ, một trong những hộ không có điện lưới bức xúc: “Nhà tôi có 3 cái quạt nhưng chỉ sử dụng được 1 cái vì không kham nổi tiền điện. Còn tủ lạnh, máy giặt đành... xếp góc nhà. Một điều rất vô lý là trên đoạn đường dài khoảng 300m, có hộ mắc được điện lưới, có hộ lại không…”.
Anh Đoàn Văn An, cùng xóm với anh Tụ, cho biết: “Chúng tôi sống giữa thành phố mà còn thua vùng sâu, vùng xa. Không có điện, chúng tôi phải “câu” nhờ của nhà khác với giá cao ngất ngưởng 2.000 - 2.500 đồng/kwh”.
Được biết, các hộ gia đình ở đây đã làm hồ sơ xin cấp điện gửi Điện lực Biên Hòa, Điện lực yêu cầu phải xin giấy xác nhận của địa phương. Bà con mang hồ sơ lên phường trình bày nhưng phường không xác nhận (!?).
Ông Lê Văn Lự, Tổ trưởng tổ 17 tỏ ra lo ngại về tình hình an ninh trật tự ở tổ mình. Không có đèn, đêm đến, các con đường đều “tối như mực” nên các đối tượng trộm, cắp thường lợi dụng để hoạt động phi pháp. ông Lự phân trần: “Tôi rất buồn khi làm tổ trưởng mà không lo được quyền lợi cho dân. Từ năm 2000, cán bộ thành phố, Điện lực, cán bộ phường đều “hứa” là sẽ giải quyết dứt điểm trong năm 2007. Đã hết năm mà vẫn chưa thấy chuyển biến gì”.
Ông Lê Văn Vân, Chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết: “Phần lớn những hộ dân ở đây đều xây nhà không phép, trái phép, có nhà thì vi phạm hành lang điện. Hiện chúng tôi đang tìm hướng giải quyết”.
Được biết, phần lớn những hộ dân ở đây đều là công nhân đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp ở khu công nghiệp Biên Hòa, đời sống còn nhiều khó khăn. Đề nghị các cấp, các ngành ở TP. Biên Hòa sớm quan tâm giải quyết để người dân tổ 17 có điện sử dụng.
Hữu Danh |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.