Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 1 năm 2019 | 14:7

Phát huy sức mạnh nhân dân trong XDNTM: Cách làm hay của Tuyên Quang

Năm 2018, tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tuyên Quang cơ bản đạt theo kế hoạch. Tại các địa phương, nhiều công trình đã hoàn thành, tạo động lực và khí thế mạnh mẽ trong nhân dân.

tr17t.jpg
Nhân dân thôn Khe Cua, xã Đội Cấn triển khai làm đường giao thông.

 

Chính sách lớn

Thực hiện kế hoạch năm 2018, Tuyên Quang đã bố trí kinh phí đầu tư xây dựng 275km kênh mương, với định mức hỗ trợ 100% cấu kiện bê tông thành mỏng đúc sẵn để kiên cố hóa kênh mương; hỗ trợ 100% xi măng, ống cống (nếu có) và chi phí vận chuyển để bê tông hóa 100km đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa.

Hỗ trợ toàn bộ cột bê tông, vì kèo thép, xà gồ thép, tôn hoặc căn cứ vào điều kiện cụ thể địa phương để hỗ trợ kinh phí xây dựng 163 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên theo tinh thần Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. 

Để xây dựng các công trình, ngoài phần được tỉnh hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết, các địa phương đã vận động nhân dân tham gia đóng góp.

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vân (Yên Sơn), cho biết, năm 2018, xã được hỗ trợ 6.000m cấu kiện kênh mương thành mỏng đúc sẵn. Nhờ được tuyên truyền, vận động, nhân dân các thôn trong xã đã đồng tình, ủng hộ, tự giải phóng mặt bằng, có hộ tự nguyện hiến đất ruộng để xây dựng, lắp ghép đảm bảo mỹ quan và đúng kỹ thuật. Đồng thời, xã chỉ đạo, huy động dân quân tham gia hỗ trợ những thôn có số lượng kênh mương cần lắp ghép lớn, vì việc vận chuyển cấu kiện từ điểm tập kết đến các vị trí lắp ghép rất khó khăn.

Nhân dân xã đã đóng góp trên 500 ngày công và hơn 10 triệu đồng tiền nguyên vật liệu để xây dựng, gia cố thêm những chỗ cần đảm bảo vững chắc.

Năm 2018, xã Đội Cấn (TP. Tuyên Quang) được hỗ trợ làm  1,31 km đường giao thông nội đồng tại thôn Khe Cua 2 và thôn Tân Tạo. Do, chủ động triển khai thực hiện nên đến cuối tháng 7/2018, xã đã hoàn thành việc làm đường.

Ông Nịnh Văn Tiến, Trưởng thôn Khe Cua 2, cho biết, trước đây, tuyến đường từ thôn Khe Cua 2 dẫn vào khu sản xuất lúa tập trung hơn 20ha là đường đất nên vào vụ thu hoạch, gặp trời mưa đường lầy lội, đi lại rất khó khăn.

Được nhà nước hỗ trợ 200 tấn xi măng, người dân trong thôn tự nguyện đóng góp mỗi khẩu 400 nghìn đồng mua vật liệu và ủng hộ ngày công để làm đường. Nay, việc đi lại, phục vụ sản xuất, giao lưu giữa Khe Cua 2 với các thôn khác thuận tiện hơn trước, nhân dân rất phấn khởi.

Sức mạnh từ lòng dân

Phúc Ninh là xã có số nhà văn hóa thôn được xây dựng năm 2018 nhiều thứ 2 trên địa bàn huyện Yên Sơn. Bà Khúc Thị Thanh Thủy, Chủ tịch UBND xã, cho biết, năm qua, xã đã triển khai xây dựng 08 xã văn hóa thôn gắn với sân thể thao và khuôn viên. Ngoài cấu kiện bê tông được nhà nước hỗ trợ, nhân dân các thôn đã hưởng ứng, tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công để xây dựng nhà văn hóa: Soi Tiên vận động đóng góp 166 triệu đồng; Quang Thắng 185 triệu đồng; Gà Luộc 139 triệu đồng; Khuân Thống 240 triệu đồng; Yên Sở 165 triệu đồng; Cô Ba  195 triệu đồng; Kim Châu 190 triệu đồng và thôn Éo 210 triệu đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, đến ngày 31/12/2018, đã hoàn thành lắp đặt 275/275km kênh mương, đạt 100% kế hoạch; bê tông hóa 108,54/100,54 km đường giao thông nội đồng, đạt 107,96%; số nhà văn hóa thôn đã và đang xây dựng là 163/163 nhà, đạt 100%, trong đó số nhà đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng 156/163 nhà, đạt 95,71% kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đánh giá, năm 2018, Tuyên Quang đã đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình hạ tầng theo Nghị quyết 03 nhiều hơn so với các năm trước. Nhận thức của nhân dân được nâng lên, tinh thần đoàn kết được phát huy. Đặc biệt, nhân dân đã đồng thuận tham gia đóng góp kinh phí xây dựng nhiều công trình, góp phần tạo động lực, khí thế, niềm tin mới trong XDNTM.

 

 

Phạm Tuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top