Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 2019 | 12:6

Phó Thủ tướng xuống đồng ngày Xuân

Sáng ngày 11/2, tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền (cày ruộng) Đọi Sơn năm 2019. Đây là năm thứ 10 Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được phục dựng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham dự và xuống ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền trên cánh đồng thuộc xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), nhằm tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản", để khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

 Các đại biểu tham dự Lễ hội Tịch điền năm 2019

 
Tham dự lễ hội có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến xem hội.

 Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và các đại biểu dâng hương trước linh vị vua Lê Đại Hà Và Thần Nông.

 

Lễ hội Tịch điền vẫn giữ nguyên các nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian như: Hội thi vẽ trâu, đánh đu, vẽ trâu, đi cầu phao… Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của cư dân địa phương cũng được trưng bày nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương.
 
Có mặt tại lễ hội Tịch điền từ sáng sớm, theo ghi nhận của PV, các công tác chuẩn bị cho lễ hội gần như đã hoàn tất. Lực lượng CSCĐ, Cảnh sát giao thông, lực lượng PCCC tỉnh Hà Nam cũng đến từ rất sớm để làm nhiệm vụ. Hàng nghìn người dân trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận cũng gác lại công việc hàng ngày để đi xem hội Tịch điền.
 
Sau màn khai múa trống khai hội cùng màn múa rồng, khác với mọi năm năm nay nghệ nhân Phan Chí Khang đã đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông khai hội Tịch điền Đọi Sơn 2019(những năm trước lãnh đạo tỉnh thường đọc văn trình).
 
Sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trường Hòa Bình và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.
 
 

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại Lễ hội Tịch điền năm 2019.

 

Phát biểu tại Lễ hội Tịch điền, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đánh giá cao việc phục dựng Lễ hội Tịch điền của tỉnh Hà Nam. Đây là Lễ hội giàu tính nhân văn, đề cao tinh thần trọng nông, đánh thức đất đai, cầu mùa màng bội thu... Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh con người Việt Nam. Lễ hội Tịch điền như là hiệu lệnh phát động người dân xuống đồng vụ mới, tăng gia sản xuất.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Hà Nam nói riêng và các tỉnh trong cả nước nói chung cần phát huy tinh thần của Lễ hội hôm nay, thi đua đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...
 
Kế thừa công việc của người xưa, khai xuân Tịch điền mở đầu một mỹ tục khuyến khích nông trang, nhắc nhở dân các làng dĩ nông vi bản, thuận lẽ trời, hợp lòng người. Lễ hội Tịch điền còn là dịp để người dân nhớ về cội nguồn, chiêm ngưỡng di tích lịch sử, cầu nguyện sư may mắn tốt lành mùa màng bội thu.
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày 9 sá.
 

 

 Lão nông trong vai vua Lê Đại Hành cày 3 sá theo sau là đoàn gieo hạt giống.

 

Trong Lệ hội Tịch điền năm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình "xắn quần" xuống ruộng đi cày trên cánh đồng Đọi Sơn như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ, mang đến lúa gạo, nhà nhà no ấm.
 

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cày ruộng trong Lễ hội Tịch điền.

 

Theo các tài liệu lịch sử cũng như truyền miệng trong dân gian, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất. Đó là Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại.
Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống được các triều đại về sau thực hiện. Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn.
 
Cũng trong dịp này, UBND tỉnh Hà Nam đã trao Bằng ghi nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, Cờ thi đua cho 13 xã trong tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2018” nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Hà Nam lên 91/98 xã.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top