Tỉnh Hà Nam đang tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn theo phương thức hộ gia đình, nhóm hộ kết hợp với chăn nuôi công nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường...
Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 6.000 con bò sữa, trong đó các hộ dân có khoảng 4.000 con, doanh nghiệp có 2.000 con. Sản lượng sữa ước đạt 12 triệu lít với doanh thu khoảng 156 tỷ đồng.
Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Duy Tiên
Theo ông Trương Minh Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các hộ nông dân đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò sữa tại 282 vị trí còn trống trong các khu chăn nuôi tập trung; khuyến khích các hộ đang chăn nuôi tại 11 khu chăn nuôi tập trung tăng quy mô đàn bò sữa từ 30-40 con/trại. Đồng thời tiếp tục khảo sát các địa điểm mới để quy hoạch phát triển bò sữa, kêu gọi doanh nghiệp.
Tỉnh tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đường điện, nước sạch cho 4 khu quy hoạch tại các xã: Nguyên Lý, Nhân Đạo, Hòa Hậu, huyện Lý Nhân và vận động các hộ dân chăn nuôi tại các khu quy hoạch. Các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết 292ha đất để trồng cây thức ăn cho bò sữa của các hộ chăn nuôi.
Hà Nam hỗ trợ tinh bò sữa cao sản, dụng cụ thụ tinh nhân tạo và vật tư bảo quản kèm theo để tổ chức phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa của hộ dân; hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho bò và bê trong diện phải tiêm phòng; tổ chức đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật phối giống và điều trị bệnh cho bò sữa và quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa. Tỉnh phối hợp với các nhà máy chế biến sữa hợp đồng thu mua 100% sữa tươi đạt tiêu chuẩn; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thêm các điểm thu mua sữa…
Tính đến hết năm 2017, đàn bò sữa trên địa bàn toàn tỉnh tăng thêm gần 500 con, tổng đàn đạt trên 3.000 con (đàn bò sữa của các hộ dân có hơn 2.750 con). Sản lượng sữa bò tươi đạt khoảng 123 tấn/ngày, trong đó, lượng sữa bán cho hai Công ty Vinamilk và Công ty Friesland Campina là 20,5 tấn, lượng sữa tiêu thụ trong tỉnh 2,5 tấn.
Với những chính sách, cơ chế hỗ trợ đã được ban hành, tin rằng Hà Nam sẽ hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, năm 2018 toàn tỉnh phấn đấu có 6.000 bò sữa.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.