Là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lại nằm trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi…, Hà Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng, năng động...
Một góc thành phố Phủ Lý (Hà Nam).
Sau 20 năm tái lập, từ tỉnh nghèo, Hà Nam đã vươn lên trở thành tỉnh kinh tế phát triển nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12% năm, quy mô tổng sản phẩm năm 2016 đạt hơn 38.000 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt hơn 48 triệu đồng, tăng 23 lần so với khi mới tách tỉnh. Thu ngân sách tăng mạnh, đạt gần 4.800 tỷ đồng, gấp hơn 65 lần so với năm 1997. Tỷ trọng nông nghiệp hiện chiếm 11,7% trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp xây dựng chiếm 59,7% và dịch vụ 28,6%.
Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong 20 năm qua đạt bình quân trên 20%/năm; riêng năm 2016, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tăng 16,4% so với năm 2015. Từ địa phương chưa có khu công nghiệp, chưa có đầu tư nước ngoài, nay toàn tỉnh đã quy hoạch 8 khu công nghiệp tập trung với diện tích hơn 2.000ha, trong đó có 6 khu đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm ổn định cho 49.000 lao động. Với cơ chế thu hút đầu tư thân thiện, môi trường đầu tư hấp dẫn, phương thức xúc tiến đầu tư đổi mới, công tác thu hút đầu tư đã đạt kết quả ấn tượng, năm 2016, Hà Nam nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả trong nông nghiệp được triển khai sâu rộng. Diện tích các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch là 500ha, hiện đã tích tụ được 200ha để bàn giao cho các nhà đầu tư sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 đạt trên 7.551 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 4%.
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân dồn sức thực hiện, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm còn 4,51%, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 75,5%. Mạng lưới giao thông nông thôn đã cơ bản được hoàn thiện, tạo thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh. 100% số xã với hơn 2.000km đường liên thôn được bê tông hóa, nhựa hóa; toàn tỉnh có hơn 2.000 phòng học ở các cấp học được nâng cấp và xây mới, hơn 300 nhà văn hóa thôn xóm được xây dựng…; tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 59/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tiềm năng, lợi thế của địa phương, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hà Nam cần tiếp tục đổi mới tư duy, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Đồng thời tỉnh cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu…
Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, thời gian tuy chưa dài so với lịch sử của tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến và cách mạng. Nhưng những thành quả mà Hà Nam đạt được đã để lại điểm nhấn quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào, khẳng định vị thế, bước phát triển lớn mạnh của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam. Vượt lên khó khăn của tỉnh nghèo, phát huy tiềm năng và thế mạnh, những thành tựu sau tái lập, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, quân và dân Hà Nam quyết tâm phấn đấu đưa Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, là đô thị loại I sau năm 2025.
Nguyễn Đức Sơn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.