Để công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí đạt được kết quả cao, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, quan trọng nhất, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm việc đưa tất cả các vụ việc tiêu cực ra pháp luật.
Một ví dụ điển hình, đó là trường hợp vào năm 1950, Bác Hồ đã từ chối phê chuẩn đơn xin giảm án tử hình của một cán bộ quân đội. Năm đó, vào lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang vào giai đoạn cam go, Bác Hồ nhận được thư tố cáo của một đại biểu Quốc hội cho biết Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đa dùng quyền lực trong việc cung cấp quân nhu cho bộ đội để ăn cắp công quỹ.Thực tế quản lý đất nước của chúng ta trong lịch sử cũng như trong thời gian qua không chỉ một lần cho thấy nếu chúng ta kiên quyết xử lý các trường hợp tham nhũng, đục khoét sẽ củng cố được niềm tin lớn, còn nếu ngược lại, sẽ dẫn đến nghi ngờ, mất lòng tin không đáng có trong quần chúng nhân dân.
Cụ thể, cứ mỗi chiếc màn cung cấp cho bộ đội bị Châu ăn bớt 2 tấc xô, nên màn bị ngắn đi. Còn áo trấn thủ thì Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Áo trấn thủ mặc nặng mà không ấm. Giữa mùa đông lạnh giá, với chiếc áo trấn thủ bị bớt xén, các chiến sỹ đói rét, rách rưới, cơ cực.Nhiều người biết mà không dám nói.
Trong khí đó, tiệc cưới của một cán bộ quân đội dưới quyền Châu thì được tổ chức linh đình, thức ăn thừa thãi.
Một cuộc thanh tra lập tức đã được tiến hành. Tài liệu chứng cứ thu thập về đầy đủ để Ban Kiểm tra Trung ương Đảng ra kết luận, Trần Dụ Châu tuy có công với kháng chiến nhưng là một kẻ ăn chơi trác táng, lại hách dịch và phản bội lại lòng tin của Đảng, Bác, quân đội và nhân dân.
Trước sự thật đau lòng, Bác Hồ đã dứt khoát phê chuẩn án tử hình Trần Dụ Châu. Người nói: “Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân… nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì đó là việc làm cần thiết”.
Vụ án đã gây chấn động trong quân đội và nhân dân, đã củng cố niềm tin vào Đảng và Bác Hồ. Nhờ vậy, thế của quân đội ta từ cầm cự, phòng ngự đã chuyển sang tổng phản công đánh thắng địch ở Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 làm bàn đạp cho chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Vụ án Trần Dụ Châu đã lùi vào lịch sử gần 70 năm, nhưng tính thời sự, nghiêm minh pháp luật thì vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đang có những chuyển biến tích cực, quyết liệt.
Năm 2017, ngành kiểm tra của Đảng đã tập trung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với hơn 3.600 tổ chức đảng và gần 10.400 đảng viên. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật hơn 300 tổ chức đảng, hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức Đảng và 11 cán bộ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 18 cán bộ. Đặc biệt có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến cán bộ cấp cao của Ðảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, như Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng nói: “Có vui vẻ gì khi hôm trước vừa gọi một người là đồng chí, hôm nay đã phải gọi là bị cáo, bị can, là tội phạm. Nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm, quyết liệt làm. Có như vậy xã hội mới yên ổn, phát triển văn minh”.
Giờ đây, mỗi khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp, công bố những sai phạm của tổ chức, cá nhân cùng nhiều vụ việc được đưa ra xét xử công khai, minh bạch lại thu hút các tầng lớp nhân dân quan tâm hăng hái vào cuộc.
Đã xuất hiện những tập thể, cá nhân công khai tên tuổi cá nhân, tổ chức mình khi tố cáo, phát hiện những tiêu cực, của các cán bộ có chức, có quyền. Những việc làm đó đã thể hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đang dần dần trở thành phong trào của toàn dân như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:“Không ai đứng ngoài cuộc và cũng không thể đứng ngoài cuộc và lò đã nóng củi tươi cũng phải cháy”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó trong thực tế, ởmột vài nơi, tình trạng nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, mặc dù đã bị các cơ quan thông tin đại chúng và người dân phanh phui, tố cáo nhưng không được đưa ra xử lý công khai. Có cả trường hợp không công bố công khai kết quả xử lý.
Với những trường hợp xử lý không triệt để, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật sẽ làm cho dư luận quần chúng nhân dân nghi ngờ về tính nghiêm minh của pháp luật và hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Để công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí đạt được kết quả cao, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, rất cần thiết, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm việc đưa tất cả các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật. Dù ở bất cứ mức độ nào đều phải được đưa ra xử lý công khai, thông báo kết quả công khai, minh bạch cho tất cả mọi người đều biết.
Đồng thời, cũng cần thiết xử lý và xử lý thật nghiêm những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm hoặc bao che cho các hành vi vi phạm. Nếu không làm được như vậy sẽ để mất lòng tin trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến nỗ lực phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng.
Đảng ủy công an Trung ương kiểm tra tài sản Giám đốc Công an Đà Nẵng
Đảng ủy Công an Trung ương đang xác minh tài sản của ông Lê Văn Tam, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng.
Ngày 22/6, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà. Tại buổi tiếp xúc, cử tri Hoàng Ngọc Lan đặt câu hỏi: "Giám đốc Công an TP có biệt phủ trăm tỉ ở ngay quận Sơn Trà này. Thành ủy cũng giao cho ông Giám đốc làm tường trình, không biết quá trình này đến đâu mà tại sao 2 tháng nay im lặng".
Nhiều cử tri cũng thắc mắc về Luật chống tham nhũng, cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng chỉ với 45% là không phù hợp.
Trả lời vấn đề trên, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết Luật chống tham nhũng là bộ luật đặc biệt được xây dựng trên cơ sở cam kết với Liên Hiệp Quốc. Ông Nghĩa lý giải, trong khi tiếp cận vấn đề về tài sản tham nhũng thì có 2 khía cạnh. Thứ nhất là đối với tài sản tham nhũng mà có thì nhất định phải được tịch thu toàn bộ và còn phải đi tù. Thứ hai là đối với tài sản không giải thích được là những tài sản mà các cán bộ không giải thích được do đâu mà có.
"Ví dụ như nhà của anh Tam (ông Lê Văn Tam – Giám đốc Công an TP Đà Nẵng) mà các đồng chí vừa nêu, trên mạng thì nói 100 tỷ. Nhưng với kê khai của anh Tam thì anh mua thời điểm đó chỉ có 10 tỷ. Vậy thì cũng khó nói anh Tam lấy đâu ra 100 tỉ đồng để mua nhà. Có thể trong quá trình mua bán bất động sản, trong một thời gian, giá trị nhà đất tăng lên, giá trị tài sản tăng lên như thế. Việc phát sinh tài sản như thế hoặc có một số người trong quá trình làm việc đã tham gia mua bán bất động sản hay tham gia chứng khoán. Cái đó là sai phạm trong kê khai chứ không phải là tham nhũng" – Ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cho hay, về việc tài sản của ông Tam, hiện nay Ủy ban Kiểm tra của chúng ta đang phối hợp với Đảng ủy Công an Trung ương kiểm tra, giám sát. "Khi có kết quả, kết luận sẽ thông báo. Khẳng định là việc công khai các kết quả trong quá trình làm của Đảng hiện nay không có vùng cấm nào, không có điểm nào là mật cả" – Ông Nghĩa khẳng định.
Không để chìm xuồng sai phạm của Nguyễn Xuân Anh, Vũ “nhôm”
Cử tri Đà Nẵng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng để răn đe hệ thống cán bộ công chức.
Buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH Đà Nẵng tại cơ sở, cử tri Nguyễn Phú Hải đề nghị đoàn đại biểu có ý kiến về luật phòng chống tham nhũng. Ông Hải cho rằng tại Đà Nẵng nhiều năm qua đã để xảy ra tình trạng tham nhũng nặng nề.
“Về sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh chúng tôi băn khoăn sự việc có thể chìm xuồng. Đề nghị TP cử một phó bí thư quản lý cán bộ cấp cơ sở, quản lý, chống sai phạm từ ban đầu”, ông Hải đề nghị.
Cử tri Nguyễn Thanh Ngọc (phường Tân Chính) cho rằng, sự thiếu nghiêm minh trong công tác quản lý cán bộ khiến người dân không tin tưởng việc xử lý cán bộ sai phạm.
“Vụ án Vũ ‘nhôm' có chìm xuồng không, đề nghị làm rõ cán bộ nào ở Đà Nẵng liên quan để xử lý”, ông Ngọc đề xuất. Đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm cơ quan liên quan.
Nhiều cử tri Đà Nẵng gay gắt đề nghị Quốc hội xem lại luật đặc khu, đề nghị xem xét việc cho nước ngoài thuê tài nguyên thời gian quá dài.
Đa số cử tri có mặt tại buổi tiếp xúc đều bày tỏ không đồng tình với việc cho thuê đất 99 năm để hình thành các đặc khu.
Phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng: Đề nghị y án 18 năm tù
Ngày 22/6, theo đại diện VKS, bản án sơ thẩm là có căn cứ, đúng pháp luật, bị cáo Thăng không có tình tiết nào mới nên cần giữ nguyên án sơ thẩm 18 năm tù.
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank sáng 23/6 chấm dứt phần tranh luận. Trước khi nghị án, HĐXX dành thời gian cho các bị cáo được nói lời sau cùng.
Bị cáo Đinh La Thăng trình bày: Suốt quá trình 35 năm công tác, tôi luôn nỗ lực cố gắng phấn đấu, rèn luyện, hành động quyết liệt vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thời gian làm việc tại PVN, tôi luôn cố gắng phấn đấu để PVN trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, hàng đầu của đất nước.
Kết quả cũng đã được Bộ Chính trị đánh giá PVN là tập đoàn kinh tế hàng đầu, có đóng góp lớn cho Nhà nước, trở thành điểm sáng chứng minh vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước; tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước.
Trong công việc, tôi luôn quyết liệt, không vì động cơ cá nhân nào, không tư lợi. Đối với việc góp vốn đầu tư vào Oceanbank, tại phiên tòa sơ thẩm, tôi luôn khẳng định việc đầu tư của tập đoàn vào Oceanbank là giải pháp tình thế.
Do việc thay đổi của chính sách, đã phải dừng việc thành lập NH Hồng Việt mà trước đó Chính phủ đã cho phép. Để giải quyết hệ lụy, tập đoàn đầu tư vào Oceanbank. Đánh giá khách quan việc này, PVN đầu tư vào Oceanbank là đúng chủ trương, đươc sự đồng ý của Thủ tướng. Hiệu quả đầu tư đã nêu được con số cụ thể.
Tôi chuyển công tác từ 8/2011, trách nhiệm bảo tồn vốn của PVN tôi đã hoàn thành, vì năm 2013 PVN vẫn được chia cổ tức tới mấy chục tỷ. Tuy nhiên sau này, thực hiện chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ, PVN làm thủ tục xin thoái vốn, Chính phủ đã đồng ý, sau đó 2 tuần lại không đồng ý với lý do giao cho NHNN thực hiện.
Mong HĐXX xem xét giải quyết vụ án một cách công tâm, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, thể hiện tinh thần trách nhiệm. Bản thân tôi dù làm bất cứ việc gì, luôn ý thức tuân theo pháp luật, không bao giờ cố ý làm trái, biết sai vẫn cố ý làm.
Tôi xin khẳng định một lần nữa, tôi không có tội, mong HĐXX xem xét giải quyết có tình, có lý, đúng pháp luật, nhưng cũng thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, với tinh thần cải cách tư pháp.
Do vụ án có nhiều tình tiết cần nghị bàn thận trọng, HĐXX sẽ nghỉ nghị án và tuyên án vào chiều 26/6.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.