Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2019 | 21:37

Phòng chống thiên tai ở ĐBSCL: Cần huy động nguồn lực xã hội

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai ở ĐBSCL, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và kịp thời nhân rộng hệ thống cảnh báo tới đông đảo người dân để giảm tối thiểu thiệt hại.

sông-mekong-ở-chiang-saen-bắc-thái-lan-có-đoạn-trơ-cả-đáy-ảnh-bangkok-post.jpg
Sông Mê Kông ở Chiang Saen (Bắc Thái Lan) có đoạn trơ cả đáy. (Ảnh Bangkok Post)
 

Thiên tai ngày càng khốc liệt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khả năng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến sớm ngay trong các tháng cuối năm 2019 thay vì tháng Ba, tháng Tư năm sau với mức độ khốc liệt.

Nguyên nhân là do sự thiếu hụt nghiêm trọng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về Việt Nam. Từ tháng 6 - 8 năm nay, mực nước thượng lưu sông Mê Kông ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2,5-5,0m, ở trung và hạ lưu thấp hơn từ 2,5-3,5m. Tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về ĐBSCL tại trạm Kratie (Campuchia) thấp hơn trung binh nhiều nămcùng kỳ 48%, tương đương năm 2010 (năm thiếu hụt kỷ lục).

Cùng nhận định này, GS Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam, cho biết, tình trạng thiếu nước sẽ ngày càng trầm trọng khi các nhà máy thủy điện ở thượng lưu và các thủy điện dòng nhánh tích nước. Do đó, mùa khô năm 2019-2020, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ bị chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều dẫn đến thiếu nước trầm trọng và xâm nhập mặn gia tăng.

Dự báo, mùa lũ năm 2019 trên sông Mê Kông đến muộn, thời gian xuất hiện mực nước đỉnh lũ vào đầu tháng 10/2019. Đỉnh lũ năm nay cũng được dự báo ở mức thấp, tổng lượng dòng chảy thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL thiếu hụt lớn.

Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Phòng chống thiên tai - PCTT, Bộ NN&PTNN) cho biết, việc xử lý bờ biển, bờ sông tại ĐBSCL vẫn còn những hạn chế do thiếu cát, thiếu nước dẫn đến việc sạt lở vẫn diễn ra liên tục hàng năm. Các giải pháp công nghệ mới tuy đã được áp dụng song vẫn chưa có các tiêu chuẩn và đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực tư nhân, xã hội hóa trong PCTT vẫn còn nhiều hạn chế.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến thời điểm này, chúng ta chưa hề có một hệ thống cảnh báo đa thiên tai hiện đại nào cả. Thậm chí, đơn cử như hệ thống cảnh báo lũ quét sạt lở đất, chúng ta cũng chưa thực sự có một hệ thống nào với công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng?

Huy động nguồn lực xã hội hóa

Theo ông Văn Phú Chính, nguyên Cục trưởng Cục PCTT, làm sao phát triển hệ thống cảnh báo ngày càng sâu rộng tới đông đảo người dân, hệ thống đồng bộ, đầy đủ và hiệu quả sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Cũng theo ông Chính, đang có “khoảng trống” lớn đối với hệ thống quan trắc, nhất là hệ thống đo mưa. Vì thế, ông đã quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình khi triển khai 950 trạm đo mưa trên toàn quốc. Hệ thống cảnh báo thông minh mà ông hướng đến nhằm cảnh báo người dân khi có ngập lụt; cảnh báo nguy hiểm qua hầm tràn; cảnh báo tại hạ du khi các hồ chứa xả nước; cảnh báo lũ quét bất ngờ xuất hiện.

Hiện, công nghệ mà ông Chính cùng các đồng sự đang triển khai là hệ thống được kết nối bằng công nghệ Nora không dây, không phụ thuộc vào mạng viễn thông để đảm bảo không bị ngắt kết nối khi có thiên tai. Từ đây hệ thống cảnh báo thông minh ra đời và nếu thành công, ông Chính tin tưởng sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với người và tài sản.

Được biết, 950 trạm đo mưa đã được lắp đặt trên cả nước, với phần mềm được ứng dụng trên điện thoại có thể cập nhật hằng ngày. Hiện, có 700 trạm đã cung cấp thông tin cho địa phương, 250 trạm đã được chuyển giao.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần tập trung đẩy mạnh việc xã hội hóa trong lĩnh vực PCTT và phải kịp thời nhân rộng những mô hình như cách làm của chuyên gia Văn Phú Chính.

 

 

Hoàng Văn (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top