Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 2 năm 2016 | 11:14

ĐBSCL: Tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu

Sáng 19-2 tại Hội trường UBND tỉnh Hậu Giang diễn ra Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề “Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Trương Cảnh Tiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh, khu vực ĐBSCL đang phải đối diện với những thiệt hại nặng nề do tình hình biến đổi khí hậu gây ra như: hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn,... Do đó yêu cầu quan trọng hiện nay cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích nghi được với những khó khăn do thời tiết gây ra. Đồng thời phải ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết cho nông dân để hạn chế những rủi ro trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp làm ra.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại diễn đàn

Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đã cảnh báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng, đạt mức “kỷ lục” trong 100 năm tại ĐBSCL. Trong bối cảnh đối diện nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và thị trường nông sản ngày càng hội nhập sâu rộng, vựa lúa ĐBSCL phải giải quyết được các hạn chế còn tồn tại hiện nay là: tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận còn thấp, chi phí sản xuất cao (còn lạm dụng sử dụng giống gieo sạ, phân, thuốc trừ sâu), kéo theo thu nhập của người trồng lúa chưa tương xứng với công sức bỏ ra.

Trong diễn đàn đã có các báo cáo của các cục, vụ, viện, các địa phương, doanh nghiệp và nông dân. Trong đó, các báo cáo tập trung vào công tác thủy lợi, cải thiện canh tác lúa thâm canh bằng biện pháp luân canh, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn cũng như giới thiệu một số kết quả đạt được của các địa phương trong khu vực ĐBSCL.

13 tỉnh ĐBSCL ký cam kết trong việc thực hiện chiến dịch “3 giảm 3 tăng”

Cũng tại diễn đàn này, đại diện Cục Trồng trọt cũng đưa ra cảnh báo: “Các địa phương phải căn cứ vào nguồn nước ngọt và diễn biến của “lưỡi mặn” để bố trí mùa vụ cho từng cánh đồng cụ thể để đối phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn hiện nay. Theo đó, vụ hè thu 2016, dự kiến ĐBSCL sẽ xuống giống gần 1,67 triệu hecta lúa; khuyến cáo nông dân không xuống giống lúa xuân hè vì lượng nước phục vụ cho sản xuất lúa khan hiếm vào các tháng đầu năm 2016. Đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu vào mùa mưa nhằm tránh thiệt hại không đáng có”.

Theo PGS.TS. Mai Thành Phụng, chuyên gia về ngành nông nghiệp: Trong bối cảnh nền sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, người dân cần phải trở thành những người sản xuất thông minh thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, thời tiết, theo dõi hệ thống thôn tin thủy văn. Ứng dụng các phương pháp sản xuất mới tiến bộ như gieo sạ thưa để giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất cây trồng. Đồng thời các doanh nghiệp và người dân cần hợp tác chặt chẽ thông qua việc liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao.

Tại diễn đàn lần này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT  Lê Quốc Doanh đã phát động chiến dịch “3 giảm 3 tăng” và chứng kiến lễ ký cam kết của 13 tỉnh khu vực ĐBSCL theo kế hoạch của Bộ  trong việc thực hiện chiến dịch “3 giảm 3 tăng”.

Các đại biểu thăm mô hình “3 giảm 3 tăng”

Cũng trong khuôn khổ của diễn đàn, vào chiều 18/2, Trung tâm Khuyến nông Quốc ga, Bộ Nông nghiệp và PTNT  phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức đi thăm quan mô hình “3 giảm 3 tăng” tại khu vực ấp Bình Hiếu, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.

Các đại biểu đại diện 13 tỉnh khu vực ĐBSCL tại diễn đàn

Lê My

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top