Đến xã Phong Phú (Tân Lạc - Hòa Bình), xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 vào một buổi sáng mùa thu, chúng tôi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phố chợ Lồ; được nhìn ngắm những cánh cổng trường khang trang sạch đẹp, rộng mở đón học sinh tới lớp, những con đường giao thông nông thôn thẳng tắp xen giữa những cánh đồng lúa đang chờ ngày chín rộ, những nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng nhộn nhịp làm tiệc đón những cặp đôi trong mùa cưới và những gương mặt rạng ngời của người dân.
Ngày 14/5/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm, trò chuyện với nhân dân xóm Ải, xã Phong Phú.
Tọa lạc ở trung tâm khu vực Mường Bi, cách thành phố Hòa Bình 36km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Tân Lạc 6km về phía Tây Bắc, xã Phong Phú có diện tích tự nhiên 1.363ha, 1.041 hộ và 4.579 khẩu. Xã có tuyến Quốc lộ 6 và đường 436 chạy qua địa bàn cùng các tuyến đường liên xã, thôn, rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: Phong Phú được chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của huyện. Khi triển khai chương trình, thuận lợi của xã là có 6 xóm và phố Lồ đều đã đạt danh hiệu “làng văn hóa” năm 2014; hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư trong nhiều năm đã phát huy được hiệu quả. Với sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của các cấp lãnh đạo huyện Tân Lạc, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XDNTM được triển khai kịp thời; chính quyền, đoàn thể và nhân dân đều đồng lòng, quyết tâm thiện hiện.
Dù vậy, thời gian đầu triển khai, xã cũng gặp không ít khó khăn như: Rơi vào đúng thời điểm Nhà nước cắt giảm đầu tư công, lại chưa có sẵn mô hình xã NTM để học tập do đó trong quá trình xây dựng, xã phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước; một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về XDNTM khi đi vào thực tế không phù hợp với địa phương phải xin kiến nghị, thay đổi, điều chỉnh…
Đến nay, tổng kinh phí thực hiện chương trình XDNTM trên địa bàn xã Phng Phú lên đến 136,653 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện là 18,991 tỷ đồng; vốn lồng ghép các dự án trên 56,423 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 50 tỷ đồng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, xã đã huy động được sức dân tham gia đóng góp cho chương trình. Ngoài đóng góp bằng tiền mặt, đã có 267 hộ hiến đất ở, đất vườn, đất lúa để xây dựng các công trình với tổng diện tích lên đến 22.535m2; số ngày công huy động đóng góp cho xây dựng các công trình là 19.897 ngày, quy ra tiền từ nguồn lực của nhân dân là 11,503 tỷ đồng.
Hỗ trợ làm nhà ở cho gia đình ông Bùi Văn Hiệp ở xóm Lồ.
Để tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Phong Phú ưu tiên hoàn thành các công trình phúc lợi từ rất sớm như: Năm 2011, 100% đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn của Bộ Giao thông vận tải (11km); 93,2% tuyến đường trục xóm, liên xóm được bê tông cứng hóa; 67% đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa. Năm 2013, 65% hệ thống kênh mương cũng được kiên cố hóa; điện, trường, trạm y tế, nhà văn hóa… được hoàn thành đồng bộ, tạo tiền đề cho chặng đường tiếp theo của xã tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
“Hơn 6 năm thực hiện XDNTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2010 thu nhập bình quân chỉ đạt 6,5 triệu đồng/người thì năm 2015 là 23,5 triệu đồng/người, năm 2016 đạt 26,2 triệu đồng/người; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,25%. Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là 17,8%, xã phấn đấu hàng năm giảm từ 2 - 3%, đến năm 2016 xét theo chuẩn mới với vùng dân tộc miền núi phía Bắc, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 6,18%”, ông Hải chia sẻ.
Năm 2017 là năm có nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát triển, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, giá cả một số mặt hàng không ổn định… Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phong Phú quyết tâm tìm cách tháo gỡ. “Chúng tôi đề ra mục tiêu thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/người. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, kèm theo áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất như: nuôi trâu, bò, dê sinh sản và lợn nái sinh sản, nuôi cá lồng ở hồ Trọng; thực hiện khảo nghiệm mô hình giống mới trồng ớt xuất khẩu và đặc biệt là chú trọng phát triển du lịch cộng đồng tại làng Mường cổ xóm Ải”, ông Hải cho biết.
Kiều Thủy
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.