Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Quảng Ninh đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của 22 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có Quảng An (huyện Đầm Hà), đã thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Mô hình nuôi bò tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Hoàng Văn Tầm, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Quảng An, cho biết: Thực hiện nhiệm vụ sớm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, góp phần thực hiện thành công Chương trình XDNTM, Quảng An xác định sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, theo ông Tầm, nguồn ngân sách và cơ chế hỗ trợ đầu tư hiện nay của Trung ương, tỉnh, huyện còn thấp, trong khi kinh phí đầu tư cho 2 chương trình này theo tính toán của xã lên tới hàng trăm tỷ đồng. Do vậy, Quảng An đã huy động tổng thể mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là kêu gọi sự ủng hộ của các cấp, ngành, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cán bộ, công nhân viên chức khối hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua chương trình vận động ủng hộ 22 xã, 11 thôn đặc biệt khó khăn. Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị, địa phương đã ủng hộ các xã, thôn đặc biệt khó khăn, trong đó có Quảng An với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp trường học, làm đường giao thông thông thôn, xây nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Với nguồn kinh phí ủng hộ này, cùng với các nguồn vốn lồng ghép khác của Chương trình XDNTM, Chương trình 135…, việc sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, đầu tư ra sao để xã thoát nghèo một cách bền vững là điều mà lãnh đạo xã Quảng An đặc biệt quan tâm và trăn trở.
Ông Tầm khẳng định: “Từ nguồn kinh phí ủng hộ cũng như đầu tư từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã sẽ tập trung cho các hạng mục công trình đường giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Bên cạnh đó là tập trung xây dựng, nâng cấp trường học, công trình nước sinh hoạt, nhà ở cho hộ nghèo, nhà văn hóa thôn, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vệ sinh môi trường, hỗ trợ đào tạo nghề, bao tiêu sản phẩm và một số công trình phúc lợi khác. Lãnh đạo xã xác định: kiên quyết không dùng kinh phí để hỗ trợ cho duy trì cuộc sống hàng ngày, mà tạo điều kiện cho bà con thay đổi tư duy sản xuất, có ý thức làm ăn, phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững. Cụ thể, xã tích cực vận động nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với thế mạnh là trồng rừng: keo, quế, trồng cây dược liệu như chè hoa vàng, lá thuốc tắm người Dao; chăn nuôi gia súc, gia cầm; hình thành và phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá; triển khai hỗ trợ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm cho các hộ nghèo (vốn hỗ trợ sản xuất 135); sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho sản xuất, hỗ trợ lãi suất để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và tự chịu trách nhiệm với số vốn vay này để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình XDNTM. Tính đến hết tháng 11/2016, xã đạt 9/19 tiêu chí, 24/39 chỉ tiêu NTM.
Mặc dù nhiệm vụ ở phía trước còn nhiều gian truân, vất vả, song chúng tôi tin tưởng rằng, với cách làm chủ động, sáng tạo, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện và cả cộng đồng, xã Quảng An sẽ có những bước tiến vững chắc trên lộ trình ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, góp phần thực hiện thành công Chương trình XDNTM giai đoạn 2016 - 2020.
Trọng Nghĩa
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.