Thời gian tới, các cấp, ngành của tỉnh phải có quyết tâm cao, tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, trong đó khuyến khích tổ chức sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ.
Đây chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
Đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ
Theo ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ hiện đang gặp nhiều khó khăn về quỹ đất, về vốn; nguồn lực về khoa học công nghệ còn hạn chế. Do đó, cần phải quy hoạch tạo quỹ đất, hỗ trợ về kỹ thuật, khoa học công nghệ, hỗ trợ về vốn và sản phẩm sản xuất ra phải tìm được nơi tiêu thụ. Tại Quảng Ngãi, tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Về sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín sản xuất khoảng 30ha lúa hữu cơ, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 200 tấn gạo hữu cơ.
Tập đoàn Quế Lâm đã và đang khảo sát trồng lúa hữu cơ tại các địa phương như Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn. Công ty xuất - nhập khẩu bao bì TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng dự án đầu tư mô hình trồng khoai lang Nhật Bản xuất khẩu với quy mô 200- 250ha tại huyện Mộ Đức...
Về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các cơ quan liên quan đang tham quan, học tập, xây dựng mô hình, kêu gọi đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Hòa (huyện Bình Sơn) - một trong 22 khu nông nghiệp được ưu tiên đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi cũng đã giới thiệu địa điểm để các doanh nghiệp khảo sát sản xuất lúa hữu cơ, rau sạch, chăn nuôi sạch và mở các chuỗi cửa hàng để giới thiệu, cung ứng sản phẩm hữu cơ. Đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp tuyên truyền vận động người dân sử dụng và tham gia sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ…
Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ cho biết, tỉnh đang có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực tín dụng ngân hàng, với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại đóng trên địa bàn tỉnh.
Phó chủ tịch Phạm Trường Thọ chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Do vậy, mong muốn doanh nghiệp tiếp tục có kế hoạch, dự án tốt để đầu tư vào lĩnh vực này.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Thành Văn đầu tư Dự án sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Trường Giang, xã Trà Tân, huyện Trà Bồng. Dự án được triển khai trên diện tích 5,8ha, với quy mô sản xuất, sơ chế, đóng gói, tiêu thụ 37,5 tấn rau và 258,5 tấn củ, quả an toàn/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 10,6 tỷ đồng…
Dự án sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (VietGAP) trên thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên được hưởng một số ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước và Dự án được hưởng hỗ trợ đầu tư theo quy định tại các khoản 3, 5, Điều 18, Quyết định số 36/2016/QĐ – UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.