Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 5 năm 2018 | 19:3

Quảng Ngãi: Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Bình Sơn

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới…

Ngày 29/5, Chi Cục phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với huyện Bình Sơn tổ chức Hội nghị triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho lãnh đạo UBND xã, giám đốc HTX nông nghiệp, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng ở 25 xã, thị trấn của huyện Bình Sơn.
 
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

 

​Tại hội nghị, các đại biểu được Chi trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh truyền đạt các nội dung cơ bản về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” như: Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” – OVOP của Nhật Bản, chương trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” – OTOP của Thái Lan và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2016.
 
Thông tin chung về Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”; sự cần thiết phải triển khai chương trình; mục tiêu, phạm vi, đối tượng và  nguyên tắc của chương trình; nội dung chủ yếu của chương trình; nhiệm vụ trọng tâm, một số giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”.
 
Huyện Bình Sơn có 25 xã, thị trấn, đến nay đã có 19 xã, thị trấn đăng ký chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
 
Huyện Bình Sơn có đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp
Huyện Bình Sơn có đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp

 

Qua hội nghị, góp phần giúp lãnh đạo các địa phương trong huyện, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện nắm rõ hơn những thông tin cụ thể của chương trình để thực hiện thành công chương trình trong thời gian tới.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top