Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 6 năm 2020 | 10:5

Quảng Trị: Thợ cơ khí tự mày mò sáng chế máy nhổ sắn

Dành nhiều thời gian đi thực tế, tìm hiểu cách người dân nhổ sắn, kết hợp với 40 năm kinh nghiệm làm nghề cơ khí, ông Bình đã sáng chế ra chiếc máy nhổ sắn tiện lợi giúp tăng năng suất lên 7 - 8 lần.

Theo đó, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề cơ khí và đặc biệt sau khi dành nhiều thời gian đi thực tế tại các vùng trồng sắn, ông Lê Thanh Bình (trú phường 5, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã sáng chế ra chiếc máy nhổ sắn tiện lợi. Chiếc máy nhổ sắn của ông đã giúp người dân tiết kiệm 7 – 8 lần công sức khi thu hoạch.

Chiếc máy nhổ sắn do ông Bình sáng chế có trọng lượng khoảng 4kg, được làm bằng các thanh sắt, thép. Điểm đặc biệt của chiếc máy này là nó được thiết kế theo cơ cấu tự trượt và có thể thay đổi góc nhổ một cách linh hoạt làm cho củ sắn ít bị gãy khúc. Bên cạnh đó, với sự gọn nhẹ chiếc máy có thể sử dụng ở nhiều địa hình.

 

Chiếc máy nhổ sắn này phù hợp với nhiều loại địa hình và tiết kiệm được công sức cho người nông dân.
Chiếc máy nhổ sắn này phù hợp với nhiều loại địa hình và tiết kiệm được công sức cho người nông dân.

 

Sau khi thử nghiệm thành công, ông Bình đã mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong năm 2019 với giá là 500.000 đồng/1 chiếc.

Nói thêm về chiếc máy nhổ sắn do mình sáng chế, ông Bình nói: “Máy nhổ sắn được thiết kế đơn giản nhưng phải làm thủ công nên một thợ lành nghề một ngày chỉ làm được 1 cái. Công suất máy nhổ sắn chưa cao nên giá bán hiện nay chỉ là 500 nghìn đồng/máy trong khi vật liệu sản xuất đã mất gần 200 nghìn đồng”.

Cũng trong năm 2019, ông Bình đã gửi máy nhổ sắn do mình sáng chế tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII (2018 - 2019). Sản phẩm của ông Bình đã đoạt giải Ba (không có giải Nhất).

 

Máy nhổ sắn của ông Bình đã đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII (2018 - 2019).
Máy nhổ sắn của ông Bình đã đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII (2018 - 2019).

 

Được biết, trong năm 2019, ông Bình đã sản xuất và bán ra thị trường hơn 300 chiếc máy nhổ sắn. Trong năm 2020, nhiều bà con nông dân các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Hải Lăng… của tỉnh Quảng Trị và nhiều tỉnh thành khác đã đặt hàng máy nhổ sắn tại xưởng của ông.

Nói thêm, không chỉ sáng chế ra máy nhổ sắn, ông Bình còn được nhiều người dân biết đến khi có nhiều sáng chế khác hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như dụng cụ gieo, nhổ lạc (đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kĩ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ 3 năm 2009, giải Ba Hội thi Sáng tạo kĩ thuật khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2009); dụng cụ cắt mủ cao su,... Những dụng cụ ông sáng chế ra luôn được khách hàng lựa chọn, yêu thích.

Hội Nông dân phường 5 - TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho hay, mô hình sáng chế nông cụ phục vụ cho thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp của ông Lê Thanh Bình là mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người nông dân tiết kiệm thời gian, công sức, tăng hiệu suất thu hoạch...

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top