Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020 | 9:46

Quảng Trị: Lợn nhập lậu “mặc” áo phao bơi sông

Nhiều đầu nậu đã tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào nước ta kiếm lời. Đặc biệt, lợn nhập lậu còn được “mặc” áo phao bơi qua sông Sê Pôn (Quảng Trị) vào Việt Nam.

Trước tình hình giá thịt lợn trong nước tăng cao, nhiều lái buôn đã tìm đủ mọi cách để “đánh hàng” vào Việt Nam, bất chấp sự ngăn chặn, kiểm soát của cơ quan chức năng. Và, dòng sông Sê Pôn (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là một trong những địa điểm được đầu nậu lựa chọn là nơi vận chuyển.

Các đầu nậu tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào Việt Nam.
Các đầu nậu tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào Việt Nam.
 

Thượng úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, cho biết, những con đường nối từ bờ sông Sê Pôn vào nhà dân được mọc lên dày đặc để thuận tiện cho việc vận chuyển lợn lậu qua sông. Lợn được tập kết phía bên kia biên giới, khi thấy thời cơ thuận lợi, các đối tượng vận chuyển cho lợn mang áo phao rồi bơi sang sông Sê Pôn, sau đó lùa vào nhà dân để tránh sự kiểm tra của lực lượng Biên phòng…

Được biết, việc vận chuyển lợn qua biên giới diễn ra nhỏ lẻ từng con một. Sau đó, đầu nậu thuê chuồng hay nhà của các hộ dân dọc biên giới để nhốt tạm và chờ thời cơ cho xe tải nhỏ vận chuyển đến điểm tập kết. Tiếp đến, lợn được chuyển qua các xe tải lớn chở đi các tỉnh tiêu thụ.

“Hàng ngày, các con thuyền chở lợn lậu đi dọc sông Sê Pôn về phía Lào, khi thấy vắng bóng lực lượng chức năng thì tấp vào bờ phía Việt Nam rồi đưa vào nhà dân chờ thời cơ đưa đi tiêu thụ”, dẫn lời Thượng úy Văn.

Trước tình hình trên, các cán bộ, chiến sỹ phải túc trực 24/24 tại các lán trại lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và luôn trong tình trạng sẵn sàng ngăn chặn việc nhập lậu lợn vào Việt Nam. 

Thượng tá Trần Mạnh Hùng, Phó Tham mưu trưởng - BĐBP Quảng Trị cho biết, trước tình hình buôn lâu lợn từ Lào vào Việt Nam qua biên giới, lực lượng BĐBP tỉnh đã tổ chức tăng cường lực lượng rải dọc theo tuyến biên giới dọc sông Sê Pôn, tổ chức tuần tra cả trên bộ và trên sông. Từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã bắt giữ gần 40 vụ mua bán lợn lậu, thu giữ đem đi tiêu hủy gần 200 con.

Hàng chục vụ mua bán lợn lậu đã bị bắt giữ, 200 con lợn lậu đã bị tiêu hủy.
Hàng chục vụ mua bán lợn lậu đã bị bắt giữ, 200 con lợn lậu đã bị tiêu hủy.

 

“Ngoài việc đấu tranh, bắt giữ các hoạt động vận chuyển lợn lậu, cùng với đó lực lượng Biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân không tham gia hay tiếp tay các hoạt động mua bán, vận chuyển”, Thượng tá Hùng nhấn mạnh.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top