Phát huy tiềm năng, lợi thế, nhất là sản phẩm truyền thống, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã triển khai Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) một cách hiệu quả. Đến nay, T.X có 14 sản phẩm tham gia OCOP, trong đó 5 sản phẩm xếp hạng từ 3-5 sao.
Hình thành vùng nguyên liệu tập trung
Xác định OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong XDNTM, thị xã Quảng Yên đã tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo cơ sở cho việc phát triển sản phẩm.
Bước đầu, thị xã hình thành được vùng sản xuất rau an toàn với diện tích 186ha tại Tiền An, Cộng Hòa; cánh đồng mẫu lớn 143,5ha tại Sông Khoai, Phong Cốc, Liên Vị; chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại và công nghiệp, bán công nghiệp, trong đó, trên 80% số hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, thị xã đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ gần 6 tỷ đồng cho việc hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu...
Thực hiện Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), thị xã Quảng Yên đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, như: hỗ trợ lãi suất tín dụng để giúp doanh nghiệp, tổ chức và hộ cá thể tham gia, hỗ trợ các dự án phát triển thương hiệu rau an toàn Quảng Yên, trứng gà Tân An, hỗ trợ quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, giống, vật tư…
Quá trình tổ chức và phát triển sản phẩm, Ban chỉ đạo OCOP đã tiếp nhận và hỗ trợ lãi suất cho Công ty Song Hành Quảng Ninh với kinh phí hơn 800 triệu đồng; cơ sở sản xuất Nguyễn Văn Nặc được hỗ trợ máy móc để hoàn thiện công nghệ sản xuất vịt trời Sông Khoai 50 triệu đồng.
Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia OCOP không ngừng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như Công ty TNHH sản xuất TM&DV Thức Hoài đầu tư hệ thống thanh lọc và khử độc tố trong rượu chiết xuất, Công ty Song Hành đã đầu tư hệ thống nhà lưới và hệ thống cây trồng thủy canh… Thị xã cũng đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh rà soát, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị xây dựng thương hiệu, ghi nhãn hàng hóa, đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.
Chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên, cho biết: Các sản phẩm OCOP trên địa bàn đều đã tuân thủ nghiêm điều kiện VSATTP, nhãn mác rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo theo quy định và được công bố hợp quy. Đáng chú ý, thị xã cũng tích cực hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai dán tem điện tử thông minh, góp phần chuẩn hóa sản phẩm, hạn chế hàng giả, nâng cao sức cạnh tranh.
Chuẩn hóa các sản phẩm OCOP, thị xã thường xuyên tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Trên cơ sở đó, lựa chọn, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện điều kiện tham gia hội thi cấp tỉnh.
Trong 2 năm 2016 - 2017, tham gia hội thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thị xã Quảng Yên đã có 5 sản phẩm đạt từ 3-5 sao. 5 tổ chức kinh tế tham gia chương trình được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP-QN. Đáng chú ý, thị xã cũng tích cực hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai dán tem điện tử thông minh, góp phần chuẩn hóa sản phẩm, hạn chế hàng giả, nâng cao sức cạnh tranh.
Thời gian tới, Quảng Yên tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tổ chức theo hướng chuyển đổi loại hình hoạt động; phát triển sản phẩm chủ lực, đảm bảo gia tăng về giá trị, thương hiệu, ATTP; ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến. Đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn, lựa chọn các sản phẩm tiềm năng của thị xã tiếp tục đăng ký tham gia OCOP như sản phẩm viên nén hỗ trợ dạ dày của Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Nguyễn Khoa; sản phẩm rượu mơ, rượu vang, sirô hoa quả của Công ty TNHH Thức Hoài; mắm chắt của HTX Mắm chắt Phu Hiền...
Đến hết năm 2018, bình quân các xã của thị xã Quảng Yên đạt 17,75 tiêu chí/xã; chỉ tiêu bình quân đạt 49,375 chỉ tiêu/xã. Trong đó 4 xã đạt 20/20 tiêu chí (tỉnh Quảng Ninh có thêm tiêu chí 20 - tiêu chí thôn NTM): Tiền An, Sông Khoai, Liên Hòa, Hiệp Hòa. Hoàng Tân đạt 19/20 tiêu chí, Cẩm La 15/20 tiêu chí, Liên Vị 14/20 tiêu chí, Tiền Phong 14/20 tiêu chí. |
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.