Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021 | 15:12

Sa Pa bàn giải pháp xóa bỏ những tập tục lạc hậu để XD NTM

Uỷ ban MTTQ thị xã Sa Pa (Lào Cai) vừa tổ chức buổi gặp mặt các thầy mo, thầy cúng uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn, cùng trao đổi, bàn bạc và đưa ra những giải pháp phù hợp từng bước cải tạo các tập tục lạc hậu góp phần XD NTM.

Thị xã Sa Pa có 6 dân tộc cùng sinh sống với 81.857 người. Dân tộc Mông chiếm gần 52% dân số toàn thị xã, sinh sống tại 16 xã, phường. Trong đó, có 2 xã 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Nhờ phong trào XD NTM, đồng bào dân tộc Mông đã tích cực trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

 

a2.jpg
Các thầy mo, thầy cúng là những người rất có uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông.

 

Tuy nhiên, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa thay đổi tư duy nên một số tập tục lạc hậu còn tồn tại trong đời sống chưa được cải tạo triệt để phù hợp với bối cảnh hiện tại như: Việc thách cưới cao đang có chiều hướng tăng trở lại có trường hợp thách cưới đến 70 triệu đồng (chưa kể lễ vật). Tục để người chết lâu ngày không chôn cất, người thân ăn uống nhiều ngày ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đồng thời gây mất vệ sinh môi trường (Những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nếu để lâu ngày trong nhà nguy cơ phơi nhiễm rất cao). Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn dẫn đến nhiều hệ lụy... những tập tục này hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thế hệ nên việc thay đổi ngay là rất khó đòi hỏi phải có lộ trình và thời gian.

Với số lượng thầy mo, thầy cúng trong đồng bào dân tộc Mông là 50 người, cùng với các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ việc phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền vận động bà con sẽ dần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, khắc phục khó khăn, đoàn kết tích cực tham gia lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

img_1540.JPG
Đám ma theo phong tục người Mông thường ăn uống nhiều ngày, không chôn cất người quá cố ngay.

 

Những năm gần đây, phong trào cải tạo các tập tục lạc hậu tại Sapa đã có những chuyển biến tích cực như: Tình trạng để người chết trong nhà quá 48 tiếng và để người chết trên ky cáng giảm đáng kể. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2015 - 2020 có 1735 trường hợp kết hôn, chỉ còn 308 trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chiếm 17,75%. Việc thách cưới dao động ở mức trên 40 triệu đồng.

Theo các thầy mo, thầy cúng uy tín, để tuyên truyền vận động tốt nhất chính là đưa vào trong quy ước, hương ước thôn, bản để bà con thực hiện. Bên cạnh đó, các già làng, trưởng bản, trưởng họ sẽ là những người tiên phong thực hiện và vận động bà con, thì các tập tục lạc hậu sẽ dần chuyển biến tích cực, đồng thời phát huy những truyền thống tốt đẹp và hình thành các giá trị văn hóa mới, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới trong một số lĩnh vực như quy hoạch; bảo vệ, xây dựng kết cấu hạ tầng; trong sản xuất; xây dựng đời sống văn hóa, tình làng, nghĩa xóm; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự…

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top