Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2023  
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2017 | 5:0

Sản xuất theo chuỗi giải quyết những bất cập của ngành chăn nuôi

Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, ngành chăn nuôi thời gian qua phát triển mạnh cả về chất lượng con giống, thức ăn, sản phẩm chăn nuôi.

“Sản xuất theo chuỗi sẽ giải quyết những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay” - đây là giải pháp được đưa ra tại hội thảo về Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm 12/12, tại Hà Nội.

Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, ngành chăn nuôi thời gian qua phát triển mạnh cả về chất lượng con giống, thức ăn, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, cuối năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, ngành chăn nuôi đã rơi vào tình trạng phát triển "nóng", dư thừa nguồn cung, làm cho các hộ chăn nuôi thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính là khâu tổ chức sản xuất yếu kém, nhất là kết nối người sản xuất với thị trường còn chăn nuôi theo tâm lý đám đông...

san xuat theo chuoi giai quyet nhung bat cap cua nganh chan nuoi hinh 1
Cuối năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, ngành chăn nuôi đã rơi vào tình trạng phát triển "nóng", dư thừa nguồn cung, làm cho các hộ chăn nuôi thua lỗ nặng

Tại hội thảo, các đại biểu kiến nghị, cần có thêm cơ chế hỗ trợ để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia chuỗi, trong đó gắn kết chặt chẽ hơn việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ chăn nuôi theo ký kết hợp đồng, đồng thời nông dân cần được tham gia vào quá trình cung cấp thông tin thị trường và ra quyết định…

Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân – chuyên sản xuất trứng gia cầm sạch nêu ý kiến, những chính sách phát triển chuỗi giá trị thời gian tới cần tăng cường hỗ trợ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã để dẫn dắt nông hộ cùng tham gia.

Theo ông Phạm Thanh Hùng: "Để thực hiện được chuỗi liên kết từ trang trại đến bàn ăn như doanh nghiệp hiện nay thì nguồn vốn đầu tư rất lớn, trong khi đó nông nghiệp là ngành lợi nhuận thấp rủi ro cao vì vậy cần có sự quan tâm hơn nữa về vốn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm để doanh nghiệp yên tâm đầu tư chuỗi giá trị với nông dân".

san xuat theo chuoi giai quyet nhung bat cap cua nganh chan nuoi hinh 2
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi

Các đại biểu cho rằng, khi Chính phủ kêu gọi cả hệ thống chính trị giải cứu thịt lợn, người chăn nuôi đã cắt giảm lỗ được 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi sẽ giải quyết những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay. Đây cần được coi là bước đột phá để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung.

"Nếu không tổ chức chăn nuôi theo chuỗi thì những bất cập vẫn tiếp tục tái diễn như: khó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề cung – cầu trên thị trường đối với sản phẩm chăn nuôi. Nếu không làm được điều này thì rất khó kiểm soát được chăn nuôi phát triển bền vững. Chăn nuôi chỉ phát triển bền vững khi các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đều được đảm bảo lợi nhuận thì lúc đó chuỗi giá trị mới mang lại hiệu quả"- ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh./.

Theo Minh Long/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bán tín chỉ carbon từ rừng, Việt Nam nhận 41 triệu USD

    Bán tín chỉ carbon từ rừng, Việt Nam nhận 41 triệu USD

    Ngày 27/9, Cục Lâm nghiệp và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emergent, tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) phối hợp tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về sáng kiến Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp cho các bên liên quan.

  • Đưa Ea H’leo trở thành "thủ phủ" cà phê tại Đắk Lắk

    Đưa Ea H’leo trở thành

    Ông Thomas Gass, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam và phái đoàn vừa có chuyến thăm, làm việc với IDH và UBND huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) tại vùng cà phê cảnh quan bền vững huyện Ea H’leo.

  • Tôm Cà Mau “bơi trên biển lớn”

    Tôm Cà Mau “bơi trên biển lớn”

    Tiềm năng lớn, cơ hội xuất khẩu cao, nhưng để sản phẩm chủ lực là tôm phát triển bền vững, Cà Mau đặt mục tiêu phát triển ngành tôm theo mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

  • Đổi mới tư duy, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cho nông dân Nghệ An

    Đổi mới tư duy, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cho nông dân Nghệ An

    PGS.TS. Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam đề nghị HLV tỉnh Nghệ An tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

  • Nuôi cá tầm ở xã miền núi Mỹ Lương

    Nuôi cá tầm ở xã miền núi Mỹ Lương

    Thôn Xe Ngà, xã Mỹ Lương (Yên Lập, Phú Thọ) là vùng núi nơi có điều kiện khí hậu, hệ sinh thái tự nhiên, môi trường và nguồn nước suối chảy từ khe núi có nhiệt độ tương đối thấp, rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh.

  • Các biện pháp và thủ tục cần thực hiện khi xuất khẩu bưởi sang EU

    Các biện pháp và thủ tục cần thực hiện khi xuất khẩu bưởi sang EU

    Thời gian qua, Kinh tế nông thôn nhận được nhiều yêu cầu từ bạn đọc đề nghị cho biết cụ thể các biện pháp và thủ tục khi xuất khẩu bưởi sang EU. Dưới đây, Kinh tế nông thôn giới thiệu bài viết của hai chuyên gia về lĩnh vực này.

Top