Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 | 11:16

Sơn Hà phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã tích cực xây dựng các mô hình liên kết sản xuất quy mô lớn, từ đó giúp năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu tăng lên đáng kể.

Trồng măng tây xanh tại xã Sơn Trung (Sơn Hà) - mô hình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi. 

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả

Trong 9 tháng đã qua của năm 2017,  Sơn Hà đã tổ chức liên kết sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn, bước đầu quy hoạch, hình thành vùng sản xuất rau hữu cơ khoảng 20ha. Hiện đã xuống giống được 2ha cây măng tây xanh và 2ha rau ăn lá, củ quả các loại. Hình thành nhóm sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ có 12 thành viên tham gia. Bước đầu tạo việc làm và thu nhập cho một số hộ dân.

UBND huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm có hiệu quả như:  trồng mía tập trung quy mô 4ha tại thôn Làng Gon, xã Sơn Thủy;  sản xuất lúa nước ở miền núi trong vụ đông xuân, quy mô 10ha, tại xã Sơn Cao, kết quả năng suất lúa đạt trên 58 tạ/ha; nuôi bò cái lai sinh sản tại xã Sơn Thủy, quy mô 12 con/12 hộ; trồng măng tây xanh tại xã Sơn Trung, quy mô 2ha. Tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng bò trong mô hình cải tạo đàn bò địa phương và bò cái lai sinh sản tại nông hộ ở các xã Sơn Bao, Sơn Thủy, Sơn Hải, Sơn Thượng và Sơn Trung.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa giống cây, con có năng suất, chất lượng vào nuôi trồng.

Từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, vốn sự nghiệp XDNTM năm 2017, Sơn Hà tiếp tục triển khai 3 mô hình trồng cây ăn quả tập trung với quy mô 10,3ha trên địa bàn 2 xã, với tổng kinh phí thực hiện 1.100 triệu đồng, trong đó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thực hiện 2 mô hình trồng dừa xiêm lùn tại thôn Ka La, xã Sơn Linh, quy mô khoảng 8,3ha với tổng kinh phí thực hiện 600 triệu đồng; Trạm Khuyến nông huyện thực hiện 1 mô hình trồng bưởi da xanh và mít Thái tại xã thôn Làng Trá, xã Sơn Cao, quy mô 2ha, tổng kinh phí 500 triệu đồng, mô hình trồng bơ tại xã Sơn Thủy với quy mô 2ha.

Thực hiện 03 mô hình chăn nuôi tập trung gồm: nuôi trùn quế tại Sơn Hạ, Sơn Thành; nuôi heo bản địa tại Sơn Thành, Sơn Hạ, Sơn Cao, Sơn Giang;  nuôi gà thả vườn tại các xã Sơn Hạ, Sơn Thành và Sơn Trung.

Thực hiện hỗ trợ trồng rừng cây gỗ lớn trên địa bàn các xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Trung, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba và Sơn Giang.

Vụ đông xuân 2016 - 2017 và ước thực hiện vụ hè thu năm 2017, toàn huyện chuyển đổi được 48,75ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn gồm: Ngô, cỏ, đậu, rau các loại, mía, mỳ. Trong quá trình chuyển đổi, nhiều xã đã thực hiện khá tốt như Sơn Kỳ, Sơn Thủy, Sơn Ba, Sơn Cao, Sơn Giang.

Nỗ lực dồn điền đổi thửa

Để tạo điều kiện cho sản xuất lớn, huyện Sơn Hà đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Trong năm 2016, diện tích DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng là 8,6ha, thực hiện tại thôn Ka La, xã Sơn Linh với 35 hộ tham gia; kinh phí thực hiện trên 210 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 191 triệu đồng, ngân sách huyện 18,7 triệu đồng. Đến nay, phương án DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng tại thôn Ka La đã thực hiện xong.

Ngoài ra, năm 2017, theo kế hoạch, huyện Sơn Hà dự kiến triển khai thực hiện công tác DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng tại 5 xã với diện tích 65ha (Sơn Trung 25ha, Sơn Hạ 10ha, Sơn Thành 10ha, Sơn Cao 10ha và Sơn Thượng 10ha). Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện DĐĐT ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện còn chậm, một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Tô Long, Phó chủ tịch UBND huyện, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG XDNTM huyện Sơn Hà, cho biết: Huyện đã tập trung huy động được nhiều nguồn lực để XDNTM. Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách bố trí cho XDNTM còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương; vốn lồng ghép các chương trình, dự án chiếm phần lớn. Đa số người dân trên địa bàn huyện là hộ nghèo, kinh tế thấp nên có khó khăn trong việc huy động người dân đóng góp kinh phí thực hiện chương trình.

Hải Yến

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top