Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2016 | 2:40

Sử dụng chất cấm: Không những trắng tay mà còn mắc vòng lao lý

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo Quản lý sử dụng chất cấm và các vấn đề đặt ra do Báo Lao động phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, dù bước đầu chúng ta đã kiểm soát được tình hình nhưng nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát thì nguy cơ bùng phát việc sử dụng chất cấm rất có thể xảy ra.

Cán bộ thú y lấy mẫu nước tiểu heo để xét nghiệm chất cấm. Ảnh: thanhnien.vn.

Theo ông Dương, việc sử dụng chất cấm có thể bùng phát bất cứ lúc nào vì số lượng các hộ chăn nuôi ở Việt Nam rất đông và không phải hộ nào cũng có điều kiện thực hiện ngay uy trình chăn nuôi an toàn. Vì vậy, phải kiểm soát chất cấm thườn xuyên, liên tục, tăng cường tuyên truyền để người dân tạo thành thói quen nghĩ đến chất cấm là không dùng. Ngay cả Thái Lan cũng phải mất 5 năm mới khống chế được vấn nạn này, trong khi Việt Nam bây giờ mới bắt tay vào thực hiện. “Tôi vẫn khuyến cáo là các bộ, ngành liên quan nhất là các địa phương phải tiếp tục chiến đấu vì chất cấm không chỉ có Salmutamol mà còn nhiều chất khác nữa. Vì hám lợi các hộ sản xuất nhỏ có nguy cơ quay trở lại dùng, vì vậy cần phải tiếp tục giám sát chặt chẽ”, ông Dương nói.
Ngày 1/7 tới đây, khi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, chế tài xử phạt mạnh hơn, chắc chắn sẽ có sức răn đe lớn. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người chăn nuôi thấy được tác hại của chất cấm đối với cộng đồng, giảm sức cạnh tranh có ngành chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT khẳng định, đến thời điểm này đã cơ bản khống chế được việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên cả 3 phương diện. Thứ nhất, nguồn cung cấp Salbutamol đã được kiểm soát chặt. Bộ Y tế đã có những biện pháp đưa Salbutamol vào danh mục kiểm soát đặc biệt, thậm chí đã đưa vào trong dự thảo luật dược sửa đổi bổ sung trong thời gian sắp tới nên chắc chắn không có việc nhập khẩu, cung cấp Salbutamol từ các công ty dược sang chăn nuôi như trước kia.

 Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng tôi đã lấy 207 mẫu để kiểm tra vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/2016 và không phát hiện thấy chất cấm. Kiểm tra ở các trang trại, lò mổ tỷ lệ sử dụng chất cấm cũng thấp hơn rất nhiều. Tháng 1/2016, khi Cục Thú y lấy 1.000 mẫu ở 15 tỉnh kiểm tra thì phát hiện 98 mẫu (tương đương 9,8%) có chất cấm nhưng sang tháng 2, tỷ lệ này đã giảm đi rất, chỉ còn 17/1.457 mẫu có chất cấm (tương đương 1,46%), sang tháng 3 kiểm tra 457 mẫu chỉ phát hiện 3 mẫu có chất cấm (khoảng 0,66%). Tháng 4, chúng tôi phát hiện thêm một vụ sử dụng chất cấm ở Tiền Giang và đã tiêu hủy toàn bộ đàn heo. Hy vọng đến cuối năm 2016 tình trạng này sẽ chấm dứt.

Cũng theo ông Việt, việc thanh tra, xử lý hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ được triển khai quyết liệt hơn trong năm 2016. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã khẳng định: Cuối năm nay, phải xóa bỏ được hoàn toàn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Cùng với đó, từ 1/7/2016, Bộ luật Hình sự sửa đổi (có bổ sung) có hiệu lực thi hành, sẽ áp dụng mức xử phạt “mạnh tay” và mang tình răn đe đối với hành v I vi phạm an toàn thực phẩm. Điều 317 quy định, chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm đều bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất tới 20 năm tù mà không cần phải có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như luật cũ quy định. Ngoài ra, mức phạt hành chính có thể lên đến 1 tỷ đồng. Điều này khẳng định một điều: Nếu tiếp tục đưa các chất cấm vào chăn nuôi, các hộ chăn nuôi không những trắng tay mà còn mắc vòng lao lý.

Để tìm một giải pháp cho một nền nông nghiệp sạch, an toàn, trong đó có vấn đề chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành song song hai nhiệm vụ chính: Cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, một việc quan trọng là khuyến khích và phổ biến các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, các địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch để người tiêu dùng lựa chọn.

Anh Thơ

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top