Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2019 | 11:51

Sự kiện 24/7: 6 tháng xử lý 185 “điểm đen” TNGT

Bộ GTVT cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát kết hợp thông tin được phản ánh qua đường dây nóng xử lý 185 "điểm đen", điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT).

tngt-hai-duong.jpg
Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên QL5 đoạn qua tỉnh Hải Dương. Ảnh Báo Giao thông.

 

Hiện tại, trên địa bàn toàn quốc còn 46 "điểm đen" tai nạn trên quốc lộ đang được Bộ GTVT khẩn trương tổ chức thực hiện.

Theo đó, các "điểm đen" TNGT đã được khắc phục bằng các biện pháp như: tăng cường vạch sơn kẻ đường, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư. Riêng các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm, cơ quan chức năng đã tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường cứu nạn, hốc cứu nạn để cứu nguy cho các xe mất phanh, hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu trên đường cao tốc.

Từ khi các "điểm đen" nêu trên  được khắc phục, TNGT trên một số tuyến quốc lộ huyết mạch đã giảm trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương.

Điển hình là cung đường đèo Lò Xo - Đường Hồ Chí Minh, nếu như giai đoạn 2015 - 2016, số vụ TNGT là 50 vụ khiến 11 người chết, 45 người bị thương thì từ tháng 7/2018 đến nay, sau khi đoạn tuyến được mở rộng, nâng cấp, bổ sung 1 đường cứu nạn, 12 hốc cứu nạn và sửa chữa 5 đường cứu nạn kết hợp lắp tường lốp tại một số vị trí có nguy cơ xe lao xuống vực sâu, số vụ TNGT đã giảm chỉ còn 11 vụ, bị thương 5 người.

Tương tự, ở QL6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, năm 2017, trên đoạn tuyến này có tới gần 100 vụ TNGT xảy ra, làm chết 37 người, bị thương 104 người. Năm 2017, Bộ GTVT đã chỉ đạo xử lý 12 điểm đen, 1 đường cứu nạn; tăng cường các vạch sơn, gờ giảm tốc, đinh phản quang, biển báo, mở 2 điểm dừng kiểm tra xe khi xuống dốc, lắp đặt tường hộ lan, camera quan sát.

“Kết quả, 6 tháng đầu năm 2019, đoạn tuyến này chỉ xảy ra 3 vụ, chết 5 người, bị thương 6 người”, Bộ GTVT thông tin.

Liên quan đến "điểm đen" điểm mất ATGT khu vực xã Cộng Hòa (Km62-Km64+700) trên QL5 đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, vị trí mới đây (23/7) đã xảu ra vụ TNGT thương tâm khiến 5 người chết, 2 người bị thương, Bộ GTVT cho biết, ngay sau tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, Tổng cục Đường bộ VN, Ban ATGT Hải Dương, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) kiểm tra xem xét hiện trường và khẩn cấp khắc phục những tồn tại gây mất ATGT.

Tổng cục đường bộ đã yêu cầu VIDIFI trước ngày 30/7 phải bổ sung sơn kẻ đường, gồm: vạch đi bộ, vạch mắt võng và sơn vạch gờ giảm tốc; Lắp đặt đinh phản quang ở vạch biên khu vực; cắm các cụm biển báo hạn chế tốc độ (60 km/h) khoảng 700 m.

Cùng đó, VIDIFI được giao nhiệm vụ nghiên cứu phương án thiết kế cầu vượt dân sinh (cho người đi bộ, xe máy, xe thô sơ) vượt qua QL5 và đường sắt tại Km63+530; Tổ chức lại giao thông 2 nút giao trước và sau vị trí ngã tư (tại Km63+020; Km64+620) theo hướng lắp đèn tín hiệu giao thông, đảm bảo ATGT tuyệt đối cho người dân sống hai bên đường.

Hiện nay, lưu lượng giao thông trên QL5 rất lớn (khoảng 50.000 xe/ngày đêm, trong khi đó lưu lượng thiết kế 10.000 - 15.000 xe/ngày đêm). Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ và các Sở GTVT, Công an của 4 địa phương dọc QL5 (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng), đơn vị quản lý tuyến đường đã rà soát các điểm tiềm ẩn TNGT, các điểm giao cắt, bàn biện pháp trước mắt và lâu dài. Bao gồm: Tăng cường cảnh báo, sơn kẻ đường, giảm tốc, phản quang tại các điểm xung yếu, các điểm mở dải phân cách; xem xét đầu tư thêm cầu vượt dân sinh, đèn tín hiệu tại những vị trí nguy hiểm có lưu lượng người xe máy đi lại lớn và khẩn trương thực hiện trùng tu, sửa chữa mặt đường.

Hơn 300 người xuyên đêm dập lửa cứu rừng ở Quảng Trị

Khoảng 0h30 sáng nay (26/7), người dân địa phương phát hiện đám cháy phát sinh ở khu vực rừng mới được khai thác của Hợp tác xã Phú Hưng, xã Hải Phú. Do tiết trời khô nóng và gió thổi mạnh nên đám cháy nhanh chóng lan rộng, sang cả các khu vực rừng chưa khai thác.

 

chay.jpg

Sau khi báo tin cho cơ quan chức năng, Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Phú Hưng đã huy động xã viên cùng người dân địa phương phối hợp dập lửa. Hơn 300 người ra sức dập lửa, sau hơn 4h đồng hồ, đám cháy được khống chế. Lực lượng chức năng tiếp tục túc trực và dập tắt hoàn toàn các điểm còn cháy âm ỉ, đề phòng lửa bùng phát trở lại.

Ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, đám cháy gây thiệt hại 5 ha rừng sản xuất bao gồm rừng thông và rừng keo đang thời kỳ thu hoạch.

“Đến 4h sáng, cơ bản khống chế được đám cháy. Chúng tôi cũng huy động khoảng độ 300 người gồm người dân, công an và bộ đội dập lửa. Rừng này là rừng FSC (là chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường) đã khai thác rồi nhưng không biết ai đốt thực bì làm cháy lây lan”- ông Nhạc cho biết.

Khô hạn nặng, nhiều hồ thủy điện ở miền Trung xấp xỉ mức nước chết

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến thời điểm hiện tại, tổng lượng nước đang tích trong các hồ thủy điện đến nay chỉ còn 6,22 tỷ m3.

 

thuy-dien.jpg

Thủy điện Sông Tranh 2 được cho là sử dụng nước phát điện quá mức, khiến hồ về mực nước chết không xả nước, làm hạ du khô hạn. (Ảnh CTV/Dân Việt)

 

Lượng nước hụt so với mức nước dâng bình thường là 29,37 tỷ m3, tương ứng sản lượng điện 12,49 tỷ kWh. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng thể tích nước trong tất cả các hồ thủy điện thấp hơn 7,46 tỷ m3, tương ứng với sản lượng phát từ thủy điện thấp hơn cùng kỳ năm ngoái lên tới 3,38 tỷ kWh. Ở miền Bắc, ngoại trừ hồ Bản Chát, Tuyên Quang có lưu lượng nước về đạt giá trị trung bình nhiều năm (TBNN), thì các hồ khác đều có nước về thấp.

Đặc biệt lưu lượng nước về trên dòng sông Đà tiếp tục thấp, trong đó tính tới thời điểm hiện tại, lưu lượng nước về trung bình ngày của hồ Sơn La chỉ đạt ~ 2100 m3/s, thấp hơn nhiều so với giá trị TBNN (~ 3800 m3/s).

Mặc dù theo quy luật hàng năm, thời điểm này là giữa mùa lũ chính vụ nhưng đến thời điểm hiện tại nhiều hồ đã về gần đến mực nước chết, khả năng khai thác cả về phát điện và xả nước phục vụ dân sinh đều rất hạn chế: như các hồ Trung Sơn; Sông Bung 2; Sông Bung 4; Sông Tranh 2; Vĩnh Sơn B; Sông Ba Hạ; Kanak; Buôn Tua Srah; Đồng Nai 3; Thác Mơ; Hàm Thuận; Đại Ninh; Bắc Hà; Sông Côn 2A; Bản vẽ; Chi Khê; Hủa Na; Cửa Đạt; Hương Sơn; A Lưới; Hương Điền; Đồng Nai 2. Hiện nay, nhiều hồ thủy điện của các đơn vị thuộc EVN trên khắp toàn quốc có mực nước thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tình trạng hạn hán, hết sức khó khăn về nguồn nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cam kết sẽ nghiêm túc thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện (ban hành ngày 24/7/2019) trong việc chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm phục vụ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

10 tỷ USD làm đường sắt cao tốc từ Bình Dương tới Cần Thơ

Ngày 25-7, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ cho biết sở này vừa có buổi làm việc với Viện khoa học và công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế góp ý hướng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ.

 

cao-toc.jpg

Theo thiết kế, đường sắt cao tốc sẽ kết nối từ Bình Dương tới Cần Thơ - Ảnh: Ngọc Hân

 

Theo đó, tuyến đường sắt này dài khoảng 173km với 14 ga đi từ Bình Dương qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và kết thúc tại quận Cái Răng (Cần Thơ). 

Vốn đầu tư của dự án này ước khoảng 10 tỷ USD.

Ngoài 14 ga nêu trên, dự án còn có điểm đầu hàng hóa tại thị xã Dĩ An (Bình Dương), điểm đầu hành khách tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) và điểm cuối kết thúc tại quận Cái Răng.

Ông Lê Tiến Dũng, giám đốc Sở Giao thông vận tải Cần Thơ, cho biết tuyến đường này đã có quy hoạch từ năm 2013, hiện vẫn đang trong giai đoạn bàn bạc, góp ý của các địa phương có tuyến đường sắt đi qua, chưa có mốc thời gian xây dựng cụ thể.

Ông Dũng đề nghị tại các vị trí giao cắt giữa tuyến đường sắt với các trục đường bộ như quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ 91... phải đảm bảo đồng bộ, an toàn giao thông. 

Ngoài ra, tuyến đường sắt cao tốc cần kết nối với cảng Cái Cui - trung tâm logistic của Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

45 trường đại học bị yêu cầu dừng tuyển sinh bậc cao đẳng, trung cấp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết đơn vị này đã có văn bản yêu cầu 45 trường ĐH dừng tuyển sinh với bậc cao đẳng, trung cấp.

Theo đó, đối với các khóa đã tuyển trước ngày 1/7/2019, các trường đại học tiếp tục đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

 

tuyen-sinh.jpg

Đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, đề nghị các trường đại học báo cáo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp với đào tạo văn hóa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 quy định trường đại học thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học gồm: trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Danh sách các trường đại học bị đề nghị dừng tuyển bậc cao đẳng gồm: Trường ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Hồng Đức, ĐH Tân Trào, ĐH Y khoa Vinh, ĐH Trà Vinh, ĐH Phú Yên, ĐH Hạ Long, ĐH FPT,  ĐH Khánh Hòa, ĐH Nội vụ Hà Nội, ĐH Công nghệ giao thông vận tải, ĐH Tiền Giang, ĐH Đồng Nai, ĐH Đông Á, ĐH Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quảng Nam, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, ĐH Công nghiệp Vinh, ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, ĐH Thủ đô, ĐH An Giang, ĐH Công nghiệp Việt - Hung, ĐH Phạm Văn Đồng, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Lao động - xã hội, ĐH Thành Đô, ĐH Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, ĐH Công nghiệp Việt Trì, ĐH Xây dựng miền Trung, ĐH Quảng Bình, ĐH Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng, ĐH Kiên Giang, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Nông - lâm Bắc Giang, Học viện Hàng không Việt Nam, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Học viện Âm nhạc Huế.

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Thủ tướng trả lời nhiều câu hỏi khó của thanh niên về chuyển đổi số

    Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách của năm 2024 là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại phiên đối thoại, các đoàn viên thanh niên đã đặt nhiều câu hỏi đến các bộ ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xoay quanh chủ đề này.

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Phát huy lợi thế diện tích đất đai vùng gò đồi màu mỡ, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã thực hiện những giải pháp “căn cơ” đẩy mạnh mạnh sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Top