Ngày mùng 5 Tết, cả nước xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông làm 26 người chết. Hôm nay là ngày có nhiều người tử vong do tai nạn nhất trong 8 ngày nghỉ.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết hôm nay (ngày 9/2, tức mùng 5 Tết), cả nước xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông làm 26 người chết, bị thương 33 người. Các sự cố đều xảy ra trên đường bộ.
So sánh với 7 ngày trước đó trong dịp nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, hôm nay là ngày có nhiều người tử vong nhất do tai nạn giao thông.
Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT cho hay, sau 8 ngày nghỉ, toàn quốc đã xảy ra 248 sự cố tai nạn, làm chết 161 người và 222 nạn nhân khác bị thương.
Như vậy, mỗi ngày tai nạn đường bộ cướp đi sinh mạng 20 người. So với cùng kỳ nghỉ năm ngoái giảm 8 người chết, giảm 31 người bị thương.
Đánh giá số liệu của ngày 9/2 cao nhất dịp nghỉ năm nay, nhất là số người chết, ông Thái cho rằng nguyên nhân chủ yếu do hành vi điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia, chạy quá tốc độ và người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Cùng ngày, lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm luật, phạt hành chính trên 500 triệu đồng và tạm giữ 450 phương tiện.
Theo thống kê, dịp nghỉ Tết năm nay, các cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiếp nhận hơn 6.200 ca cấp cứu do tai nạn giao thông (tính từ 7h ngày 2/2 đến 7h ngày 8/2).
Trong đó, trên 2.300 bệnh nhân được nhập viện điều trị, 580 ca khác phải chuyển tuyến trên theo dõi.
Cùng kỳ, đường dây nóng của Ủy ban ATGT tiếp nhận bình quân 25 cuộc gọi và tin nhắn phản ánh mỗi ngày về tình trạng xe khách nhồi nhét, bán sai giá vé niêm yết, ùn tắc giao thông.
Gần 300 trường hợp nhập viện cấp cứu do tai nạn pháo nổ
Ngày 9/2, Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, tại các cơ sở y tế ghi nhận trong ngày mùng 4 Tết có 8 trường hợp phải cấp cứu do tai nạn pháo nổ gây ra.
So với ngày mùng 4 của Tết năm ngoái, tăng 5 trường hợp.
Trong ngày mùng 4 cũng ghi nhận 1 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác và trong ngày không có trường hợp nào tử vong do phá nổ, chất nổ.
Như vậy, theo tổng hợp báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong 7 ngày nghỉ Tết vừa qua đã có 299 trường hợp phải khám, cấp cứu do pháo nổ, không có trường hợp nào tử vong.
Đáng lưu ý, có 59 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Nạn nhân tử vong là một bé trai 10 tuổi, bị bắn bằng súng tự chế.
Dịp trước tết, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng do hậu quả của pháo nổ gây ra.
Tối 29/1, các bác sỹ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đã tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn T. (25 tuổi, ở Hải Phòng) chuyển đến viện trong tình trạng cụt 2 bàn tay, vết thương vùng hàm mặt, chảy nhiều máu vì tai nạn do pháo nổ tự chế.
Ngư dân Lý Sơn: Khai tàu mở cửa biển đầu năm
Vũng neo trú tàu thuyền Lý Sơn, sáng mồng 2 tết Kỷ Hợi, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân địa phương tiến hành Lễ mở cửa biển đầu năm.
Ngư dân Dương Bảy – Chủ tàu cá QNg 96197 TS, ở thôn Tây xã An Hải hành nghề lặn tại ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa vui mừng thổ lộ: Dịp tết năm nay. "Ngày mồng 2 Tết là ngày "Hoàng đạo" nên ông và các chủ tàu đánh bắt xa bờ đều làm Lễ khai tàu, cúng thần Nam Hải, chọn giờ xuất hành mở cửa biển bắt đầu cho mùa biển mới".
Các chủ tàu cá của ngư dân Lý Sơn tiến hành nghi lễ cúng mở của biển đầu năm mới. Ảnh: tuoitre.vn
Theo ngư dân Bảy, sau lễ ra quân đánh bắt đầu vào ngày mồng 8 tết, tất cả tàu cá sẽ vươn khơi bám biển Hoàng Sa – Trường Sa, mùa biển mới chỉ mong sao trời yên bể lặng để tàu về tôm cá đầy khoang là vui rồi.
Thay lại lá cờ mới trên con tàu công suất trên 700 CV, ngư dân Dương Thu – chủ tàu cá QNg 96179 TS- ở thôn Tây xã An Hải hồ hởi, diễn biến thời tiết biển đầu năm nay thuận lợi nên ông sẽ cho tàu vươn khơi bám biển sớm hơn mọi năm.
Cũng như ngư dân Dương Bảy, Dương Văn Thu cùng hàng chục chủ tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn, cũng tiến hành mở cửa biển đầu năm và chuẩn bị cho tàu được tổ chức trang trọng. Sau lễ mở cửa biển, các chủ tàu cá sẽ tập trung về Lăng Thần Đông Hải với mâm cỗ đầy để cúng tế cầu mong sự che chở, phù hộ gặp nhiều may mắn trong mùa biển mới tại các ngư trường xa bờ.
Lý Sơn hiện có trên 200 tàu cá đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Mùa biển năm 2018 vừa qua, ngư dân trong huyện khai thác được gần 34.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 750 tỉ đồng, thu nhập trung bình một lao động nghề biển đạt từ 100 -140 triệu đồng/người/năm.
Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, ông Nguyễn Quốc Chinh cho biết đến thời điểm này, phần lớn tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân đã tiếp xong nhiên liệu, ngư cụ và nhu yếu phẩm để tranh thủ vươn khơi trong ngày đầu xuân mới. " Mùa biển mới cầu mong cho ngư dân làm ăn khấm khá, vừa cải thiện đời sống, vừa góp phần bảo vệ, giữ vùng chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Chinh mong muốn.
Hải Phòng, Bắc Giang: Xác pháo vương vãi trên nhiều tuyến đường
Dù lực lượng chức năng đã căng mình ngăn chặn việc vận chuyển, mua bán, sản xuất, đốt pháo nhưng đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết Kỷ Hợi 2019, tại một số địa phương ở Hải Phòng, Bắc Giang vẫn râm ran tiếng pháo cùng xác pháo vương vãi.
Xác pháo đỏ đường ở Bắc Giang. Ảnh: NLĐO
Tại TP. Hải Phòng, từ đêm giao thừa đến mùng 1 Tết Kỷ Hợi 2019 (tức ngày 4 đến 5-2), xác pháo rải đỏ nhiều tuyến đường, ngõ xóm ở các quận, huyện Lê Chân, Hải An, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Lão…
Đáng chú ý, dù là quận ở trung tâm nội thành nhưng tại nhiều ngõ, phố thuộc các phường Hàng Kênh, Dư Hàng Kênh, Nghĩa Xá… thuộc quận Lê Chân, tình trạng đốt pháo vẫn xảy ra.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến chiều mùng 1 Tết, trước cửa nhà dân ở nhiều tuyến phố thuộc quận này xác pháo vẫn đỏ đường. Trước cửa một số hộ dân ở đường Hàng Kênh, xác pháo vẫn đỏ đường mặc dù cách đó chỉ khoảng 200m là trụ sở Công an phường Hàng Kênh.
Một lãnh đạo huyện Thủy Nguyên thừa nhận "sau đêm giao thừa, đâu đó trên địa bàn huyện vẫn còn tiếng pháo".
Lãnh đạo công an ở một huyện của TP. Hải Phòng thừa nhận mặc dù lực lượng công an cùng chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể đã "căng sức" suốt đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết để ngăn chặn tình trạng đốt pháo nhưng pháo vẫn nổ trong ngày Tết.
Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, cho biết tình trạng đốt pháo nổ đã được ngăn chặn tối đa, tuy nhiên vẫn chưa thể triệt để.
Tại một số nơi ở tỉnh tỉnh Bắc Giang, tình trạng đốt pháo nổ vẫn xảy ra, có nơi công khai. Đến chiều mùng 1 Tết, xác pháo đỏ thấy trên các tuyến đường nhiều thôn xóm.
Đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy năm này ngoài pháo nổ do Trung Quốc sản, còn xuất xuất hiện pháo nổ do người dân tự quấn lấy.
Trước đó, vào 18 giờ ngày 29-1, tại nhà bà Nguyễn Thị Sơn (SN 1958, ở thôn 3, xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên) xảy ra 1 vụ nổ lớn do tự làm pháo nổ. Hậu quả anh Đỗ Văn Thuận (SN 1992, là con trai bà Nguyễn Thị Sơn) bị cụt 2 bàn tay, gãy xương hàm dưới, dập phổi hai bên, phải đi bệnh viện cấp cứu.
Ngay khi nhận tin báo, lực lượng Công an huyện Thủy Nguyên đã nhanh chóng đến hiện trường; thu giữ 106 gram chất bột màu xám nghi là thuốc nổ, 16 vật hình trụ, 13 dây ngòi cháy chậm và một số đồ vật liên quan khác.
Ông Bùi Quang Tuân, Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn, cho biết anh Đỗ Văn Thuận là lao động tự do. Theo tìm hiểu, thời điểm xảy ra vụ nổ, Thuận đang tự chế pháo nổ tại nhà thì xảy ra vụ việc trên.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.