Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Kim Hưng (Hưng "kính") liên quan tới đường dây bảo kê tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên.
Đại tá Nguyễn Văn Viện, phó giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Kim Hưng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo ông Viện, Công an Hà Nội nhận được đơn của một số tiểu thương tố cáo Hưng "kính" lợi dụng vị trí là tổ trưởng tổ bốc xếp để o ép, bắt các tiểu thương phải nộp tiền bảo kê. Hưng "kính" dùng nhiều thủ đoạn o ép các tiểu thương không sử dụng dịch vụ bốc xếp cũng phải nộp tiền 200.000-300.000 đồng một tối.
Ông Viện cho biết cơ quan điều tra đã khám xét khẩn cấp phòng làm việc của phó ban quản lý chợ Long Biên, thu giữ 23 thùng đựng nhiều tài liệu, hóa đơn liên quan đến hoạt động bảo kê tại chợ này. Trước mắt, cơ quan điều tra chứng minh được nhóm của Hưng kính chiếm đoạt 17 triệu đồng.
Căn cứ lời khai, tài liệu thu giữ được, chiều muộn 4/1, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã phê chuẩn thi hành bắt, khám xét đối với Hưng “kính”.
Hưng được xác định là đối tượng cầm đầu nhóm bảo kê chợ Long Biên. Trước khi bị khởi tố, Hưng đã vào bệnh viện với lý do chờ ghép tạng.
Cùng ngày, thượng tá Nguyễn Bình, trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, cho biết cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Hữu Tiến (Tiến “hói), thành viên tổ bốc xếp chợ Long Biên.
Cơ quan điều tra xác định Tiến có hành vi đồng phạm với Hưng “kính” và thành viên tổ bốc xếp bảo kê, cưỡng đoạt tài sản của các tiểu thương.
Trước đó, một tiểu thương kinh doanh hoa quả ở chợ Long Biên vì quá uất ức đã thu thập bằng chứng, lập vi bằng tố cáo hành vi "bảo kê" của một nhóm người thuộc tổ bốc xếp số 2 ở chợ Long Biên.
Tiểu thương này trình bày đã phải nộp đến cả trăm triệu đồng để có 1 chỗ đỗ xe bốc xếp hàng trong chợ. Nếu không nộp đủ, nhóm người này dùng nhiều cách gây cản trở việc bốc xếp hàng hóa như lái ôtô chặn trước cửa kiôt, thường xuyên hăm dọa và "khủng bố" bằng chất bẩn, cá thối…
Ngoài ra, nhóm người này còn ngang nhiên thu nhiều khoản tiền khác không có trong quy định hoặc vượt xa số tiền trong quy định.
Nhiều địa phương miền Tây bị thiệt hại do bão Pabuk
6 người bị thương, hàng trăm căn nhà bị sập và tốc mái do giông lốc ở Bạc Liêu.
Chiều 4/1, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết, do ảnh hưởng của bão Pabuk, mưa lớn kèm giông lốc xuất hiện ở xã Long Điền Đông vào sáng cùng ngày, làm sập và tốc mái 117 căn nhà, ước thiệt hại gần 5 tỷ đồng.
"6 người dân bị thương, 4 người phải nhập viện điều trị", ông Túy nói và cho biết, nhiều công trình giao thông nông thôn như cầu, trụ điện cũng bị hư hỏng.
Tại Cà Mau, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, trên vùng biển đêm qua và sáng nay có gió cấp 5-6, biển động mạnh. Sóng cao 2-3 m đã đánh trôi, hỏng một số lồng bè nuôi cá bớp, và nhấn chìm nhiều ghe xuồng của người dân trên đảo Hòn Chuối.
Đặc biệt, một ngư dân trên tàu cá rơi xuống biển mất tích khi tàu đang neo đậu ở khu vực cách cửa biển Sào Lưới (huyện Phú Tân) khoảng một hải lý, về hướng Tây.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão Pabuk, tỉnh Cà Mau xuất hiện mưa to từ chiều hôm qua, lượng mưa 50-92 mm, gây ngập nhiều tuyến đường ở TP Cà Mau.
Bộ trưởng Giao thông cam kết siết chặt kiểm tra tài xế sử dụng ma tuý
23h đêm 2/1, tài xế Phạm Thành Hiếu (32 tuổi, quê Long An), người lái container tông 21 xe máy làm 4 người chết đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Long An xét nghiệm.
Xét nghiệm lần đầu, tài xế Hiếu dương tính với chất ma túy trong nước tiểu, trong máu có cồn.
"Ba giờ sau, tài xế được đưa đi xét nghiệm lần 2, lúc này nồng độ cồn không còn, nhưng vẫn dương tính với chất ma túy", nguồn tin nói.
Theo quy định, các mẫu xét nghiệm của tài xế này sẽ được gửi đi xét nghiệm ở một cơ quan độc lập khác, trước khi có công bố chính thức.
Khoảng 15h30 ngày 2/1, Hiếu lái xe đầu kéo chở hai thùng container gạo (loại 20 feet mỗi thùng) từ Long An về TP HCM. Đến ngã tư Bình Nhựt trên Quốc lộ 1A, đoạn gần cầu Bến Lức, xe lách qua một xe tải phía trước rồi lao vào làn xe hai bánh tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ.
Chiếc container tiếp tục chạy tới cuốn nhiều xe máy khác vào gầm, kéo đi khoảng 150 m mới dừng lại. Các nạn nhân và xe máy nằm la liệt.
Theo cơ quan chức năng, khi gây tai nạn, xe container chạy tốc độ 45 km/h. 10 giây trước đó, vận tốc của xe là 54 km/h. Đoạn xảy ra tai nạn nằm ngoài khu dân cư, xe container được chạy tốc độ tối đa 70 km/h. Tuy nhiên, khi đến đèn đỏ, xe phải hạ tốc để dừng theo quy định của luật giao thông.
Với việc gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, Hiếu sẽ bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 3 Điều 260 BLHS 2015 với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn giao thông sáng 4/1, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Giao thông Vận tải nói để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông hiện nay, Bộ sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thời gian tới, trong đó có việc "siết lại hoạt động kiểm tra lái xe sử dụng rượu bia, ma tuý và quản chặt thời gian lái xe của các tài xế".
Ông cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam "siết" việc học, thi cử và cấp giấy phép lái xe, đặc biệt là xe container.
"Với các phương tiện tải trọng lớn như xe container, phải kiểm tra sức khoẻ tài xế thường xuyên hơn. Các doanh nghiệp cũng cần đánh giá về quá trình hoạt động của từng lái xe để điều tiết việc chạy xe sao cho hợp lý", Bộ trưởng Giao thông nhấn mạnh.
Hàng trăm xã, huyện sẽ được sắp xếp lại trong 3 năm
Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết số 37 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Theo đó, từ nay đến năm 2021, các tỉnh, thành phải cơ bản hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã chưa đạt 50% về hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Ngoài những đơn vị chưa đạt hai tiêu chuẩn trên, Bộ Chính trị khuyến khích sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khác theo yêu cầu của địa phương. Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019-2021, các tỉnh, thành xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã phù hợp với quy hoạch tổng thể.
Ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã được hiểu là sáp nhập hoặc điều chỉnh cho phù hợp. "Các đơn vị hành chính sẽ được sáp nhập hoặc chia tách để sáp nhập vào địa phương khác theo hướng mở rộng diện tích và dân số sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn", ông nói.
Theo lãnh đạo Văn phòng Bộ Nội vụ, tới đây Chính phủ sẽ ban hành chương trình hành động về việc chia tách, sáp nhập các huyện, xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Hiện, Bộ Nội vụ chưa có thống kê cụ thể các đơn vị cấp huyện, xã phải sắp xếp lại. Tuy nhiên, theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 người và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000 người.
Còn quy mô dân số của xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2.
Đối chiếu theo quy định trên, hiện có hơn 200 huyện và trên 6.000 xã có một trong hai tiêu chí diện tích hoặc dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn; khoảng 18 quận, huyện và 637 xã, phường, thị trấn có cả hai yếu tố diện tích và dân số chưa đạt 50% so với tiêu chuẩn.
Để đạt mục tiêu đề ra, Bộ Chính trị chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới văn bản liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính; tạm dừng việc bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý đối với những địa phương trong kế hoạch thực hiện đề án này...
Đình chỉ công tác Trưởng Công an TP Thanh Hóa bị tố nhận tiền chạy án
Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa bị tố đã nhận 260 triệu đồng từ ông Hiếu để giúp ông này thoát tội “trộm cắp tài sản”.
Sáng 4/1, một lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận thông tin, đơn vị này đã đình chỉ công tác đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa.
Trước đó, như VOV đã đưa tin, Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an Thành phố Thanh Hóa bị tố cáo nhận tiền chạy án của cấp dưới.
Đại tá Nguyễn Chí Phương - Trưởng Công an TP Thanh Hóa. (Ảnh: Người Lao động)
Theo nội dung đơn tố cáo của ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội cảnh sát trật tự, Công an TP.Thanh Hóa), Đại tá Phương đã nhận 260 triệu đồng từ ông Hiếu để giúp ông này thoát tội “trộm cắp tài sản”. Thế nhưng, sau khi đưa tiền cho Đại tá Phương, ông Hiếu vẫn bị tước quân tịch, bị khởi tố điều tra về tội “trộm cắp tài sản” và bị Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng cải tạo không giam giữ. Ông Hiếu sau đó đã nhiều lần đến nhà ông Phương đòi lại số tiền này.
Đến ngày 19/11/2018, ông Phương gọi ông Hiếu lên phòng làm việc tại trụ sở Công an thành phố Thanh Hóa trả tiền, nhưng chỉ trả 150 triệu đồng nên ông Hiếu không nhận. Nội dung các cuộc nói chuyện này đều được ghi âm.
Ngày 30/11/2018, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Đại tá Phương (thời gian từ 3/12/2018 – 3/1/2019) để Thanh tra Bộ Công an tiến hành xác minh.
Chiều 3/1, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã công bố quyết định đình chỉ công tác đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa để chờ kết luận của Bộ Công an liên quan đến vụ việc này.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.