Ông Phan Hữu Tuấn, cựu trung tướng, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an, bị khởi tố vì liên quan đến vụ án Vũ "nhôm", tội danh "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" quy định tại điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngày 17-4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Hữu Tuấn, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục 5. Trước khi bị bắt, ông Tuấn có cấp bậc trung tướng.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Đồng thời, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, sinh năm 1963, trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, về hành vi "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" quy định tại điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Hữu Tuấn, và bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Nguyễn Hữu Bách.
Ông Tuấn bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm). Trước đó, ngày 20-12-2017, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Phan Văn Anh Vũ về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế" xảy ra tại thành phố Đà Nẵng và một số địa phương.
Những sai phạm khiến hai cựu chủ tịch Đà Nẵng vướng vòng lao lý
Việc bán nhà đất công sản, chủ yếu cho "Vũ nhôm" (giữa) sai luật có vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh (trái), Văn Hữu Chiến (phải)
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố bị can hai nguyên chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (bị bắt tạm giam) và ông Văn Hữu Chiến do các vi phạm về quản lý đất đai.
Thực tế, từ năm 2007 đến nay rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng được bán có dấu hiệu vi phạm khi không thực hiện theo đúng qui định Luật Đất đai.
Vai trò của cá nhân lãnh đạo TP. Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên chủ tịch UBND TP).
Các cơ quan, cá nhân tham mưu có vai trò của ông Nguyễn Điểu (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường), Đào Tấn Bằng (nguyên phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng)….
Đơn cử, tháng 3-2008, UBND TP. Đà Nẵng đã đồng ý bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại 106 Trần Phú cho đơn vị đang thuê là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng với đơn giá 3.583.440.000 đồng.
Đến tháng 10-2008, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng có tờ trình xin chuyển tên trực tiếp cho Công ty cổ phần xây dựng 79 do ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") làm chủ, được mua nhà và chuyển quyền sử dụng đất.
Cùng thời điểm trên, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng có công văn thông báo ý kiến kết luận của chủ tịch và các phó chủ tịch UBND TP với nội dung đồng ý chủ trương chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà và đất tại 37 Pasteur.
Đến tháng 10-2010, UBND TP. Đà Nẵng có quyết định cho phép chuyển quyền sử dụng đất tại số 37 Pasteur với diện tích 962m2 giá trị 16.908.1120.000 đồng.
Ngay sau đó, Công ty cổ phần Công nghệ phẩm có tờ trình đề nghị đổi tên đơn vị nhận chuyển quyền sử dụng đất tại số 37 Pasteur cho cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ.
Ngày 12-11-2010, UBND TP. Đà Nẵng có công văn số 7145 đồng ý chủ trương chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất tại số 37 Pasteur từ Công ty cổ phần Công nghệ phẩm sang cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ. Đến tháng 5-2017, ông N.A.H. (một người thân của ông Vũ) đã nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản trên.
Một khu đất khác có diện tích 1.459,2m2 tại vị trí 3 mặt tiền đường 2/9 - Phan Thành Tài và đường quy hoạch được UBND TP Đà Nẵng giao trực tiếp cho Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 từ năm 2012
Rất nhiều khu đất, nhà công sản được bán cho ông Vũ được tập thể lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng thống nhất bán không qua đấu giá, người đứng đầu UBND TP. Đà Nẵng lúc đó là ông Trần Văn Minh, chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng.
Ngoài ra, có 4 cơ sở nhà đất được UBND TP. Đà Nẵng cho thuê và ngay sau đó lại làm thủ tục bán lại cho bên thuê (Công ty TNHH Minh Hưng Phát đối với nhà 47 Nguyễn Thái Học và số 2 Hải Phòng, Công ty đầu tư Nhất Gia Phúc đối với nhà đất số 39 Pasteur và một số nhà đất ở đường Nguyễn Thái Học).
Theo quy định Luật Đất đai 2003 và nghị định 181 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành thì các cơ sở nhà đất này phải tổ chức bán đất giá quyền sử dụng đất.
Xẻ dự án ra nhiều lô đất
Ngày 13-9-2010, Hội đồng thẩm định giá đất TP Đà Nẵng đã báo cáo và trên cơ sở ý kiến thống nhất kết luận của chủ tịch và các phó chủ tịch, văn phòng UBND TP đã lập thủ tục, trình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng xem xét ban hành quyết định giá đất để kêu gọi đầu tư dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng.
Theo đó, quy định giá đất (đơn giá đất ở), thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với khu đất có diện tích 55.061m2 để kêu gọi đầu tư khu thương mại dịch vụ cao tầng là 25,3 triệu đồng/m2.
Việc bán sân vận động Chi Lăng diễn ra nhanh một cách đáng bất ngờ. Sau đó, ngày 7-10-2010 Công ty quản lý khai thác đất báo cáo do không có đơn vị khác tham gia đầu tư dự án, vì vậy UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương cho phép công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh được đầu tư vào dự án theo đơn giá chuyển quyền sử dụng đất.
Điều kiện đặt ra là trong trường hợp chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất một lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích 55.061m2) thì được giảm 10% tiền sử dụng đất trên tổng số tiền phải nộp.
Cùng với đó, UBND TP Đà Nẵng đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách đối với diện tích khoảng 45.861m2.
Đối với phần diện tích phía bắc và nam khu đất (9.200m2), UBND TP sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất.
Nhưng sau đó, ngày 25-11-2010, Công ty quản lý và khai thác đất lại có báo cáo về việc liên quan đến nộp tiền sử dụng đất đối với dự án. Nếu nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thì được giảm 10% số tiền sử dụng đất phải nộp.
Đến ngày 18-1-2011, Sở TN - MT TP Đà Nẵng có báo cáo về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị thành viên của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Tiếp đó, Văn phòng UBND TP đã trình lãnh đạo UBND TP ban hành quyết định 704 phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất và chuyển cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh.
Sau đó, UBND TP đã ký cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28-1-2011 cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh.
Đây là khu đất này để xây dự án thương mại dịch vụ nhưng lại được UBND TP Đà Nẵng bán theo giá đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn lâu dài.
Nghi án nữ CTV báo Tuổi trẻ bị xâm hại: Công an cần vào cuộc
Ngày 20/4, sau sự việc một nữ cộng tác viên tố bị một Trưởng ban của báo Tuổi trẻ hãm hiếp, rất nhiều phụ nữ, trong đó có cả nhà báo lên tiếng, chia sẻ về việc mình cũng đã từng bị quấy rối tình dục ở cơ quan, trong đó những cơ quan báo chí và những nơi họ từng đến phỏng vấn, công tác.
Là một phụ nữ, là người mẹ, nên tôi hiểu những chịu đựng, giằng xé của cô gái bị ức chế, căng thẳng tới mức suy nhược cơ thể vì những hành động đồi bại của kẻ khác giới. Tôi cũng hiểu nỗi đau xót của người làm cha, làm mẹ khi chứng kiến con mình sống trong ê chề, đau khổ, phải công khai với dư luận, bạn bè, người thân về những gì mình đã phải trải qua và không biết tương lai sẽ như thế nào, ai dám chấp nhận con mình hay phải sống trong sự xa lánh, kỳ thị của mọi người xung quanh…Tôi chỉ thầm mong đây không phải là sự thật.
Và nếu đây không phải là 1 vụ hiếp dâm thì cũng cần làm rõ để minh oan cho nhà bao A.T và giữ uy tín cho báo Tuổi trẻ.
Ngày hôm qua, Khoa Báo chí – Truyền thông (Trường Đại học KHXH-NV TP. HCM) đã chính thức có văn bản gửi báo Tuổi trẻ trong đó bày tỏ sự thất vọng về những phản hồi của báo Tuổi trẻ đưa ra trong thông cáo báo chí được phát đi chiều 19/4. Lãnh đạo khoa Báo chí – Truyền thông đề nghị cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề là nữ sinh viên đã chịu đựng một quá trình khủng hoảng tâm lý nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần khiến cô ấy suy kiệt sức khỏe và phải đối mặt với quyết định tiêu cực về cuộc đời mình.
Sự lên tiếng của thầy, trò trường ĐHKHXH – NV TP. HCM cho thấy, sự việc này thực sự khiến thầy trò nhà trường lo lắng và cần thiết phải xử lý nghiêm minh. Điều này cũng cho thấy, nữ cộng tác viên của báo Tuổi trẻ không đơn độc trong cuộc chiến chống lại cái xấu, nhưng điều đó chưa đủ. Bởi chúng ta đang sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật, thì bất cứ hành động nào cũng phải được soi chiếu bằng luật pháp.
Vụ này có dấu hiệu của tội phạm hình sự, cần sự vào cuộc của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Để khẳng định tổ cáo của nữ phóng viên này có đúng hay không, nhà báo bị tố cáo có bị oan hay không thì chỉ có cơ quan bảo vệ pháp luật, ở đây là Công an, mới đủ thẩm quyền.
Mặc dù thông tin về vụ việc này bùng lên trên môi trường mạng xã hội nhưng tính chất và mức độ lại rất nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của con người, của tổ chức thì rất cần sự can thiệp của các cơ quan pháp luật chứ không thể để các bên “tự xử” được.
Hàng trăm người dân tụ tập phản đối dự án điện gió ở Bình Định
Trong 3 ngày qua (từ 18-20/4), hàng trăm người dân ở các xã Mỹ Thọ, Mỹ An, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định kéo đến trụ sở UBND xã Mỹ Thọ phản đối việc thi công khảo sát Dự án điện gió, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã về cơ sở gặp gỡ, đối thoại và giải thích rõ với bà con đây chỉ là giai đoạn khảo sát để làm điện gió, chưa lập dự án đầu tư, không phải khai thác titan cũng không gây xáo trộn cuộc sống của người dân. Đến sáng nay (21/4), người dân đã trở về nhà, không còn tụ tập đông người, mọi hoạt động trở lại bình thường.
Sự việc bắt đầu vào sáng 18/4 khi Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo và Môi trường Việt Nam tiến hành tập kết phương tiện để lắp đặt cột quan trắc gió tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thì người dân kéo đến phản đối.
Nhiều người có hành vi gây rối trật tự công cộng, đập phá đồ đạc của Công ty và chống người thi hành công vụ. Một người dân ở xã Mỹ Thọ cho biết, có nghe một số người nói rằng, đơn vị thi công chặt phá rừng phòng hộ để khai thác titan, bà con lo sợ ô nhiễm môi trường và rừng phòng hộ bị tàn phá nên phản đối thi công: “Dân nghi ngờ vì những năm trước kia có những công ty vào dự tính khai thác đất titan. Người dân ở đây phản đối. Từ năm 2008 đến nay, cách hai, ba năm có những công ty rình rập vào đây làm, cho nên người dân chúng tôi phản đối đến cùng. Từ đó giữ được nguồn đất và rừng dương cho đến nay”.
Qua tìm hiểu, từ năm 2017, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản thống nhất chủ trương cho Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Vietracimex khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió tại các xã Mỹ An, Mỹ Thắng và Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, ngày 18/4 vừa qua, Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Vietracimex thuê Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo và Môi trường Việt Nam tập kết phương tiện để lắp đặt cột quan trắc, khảo sát về độ gió. Diện tích đặt trạm quan trắc khoảng 10m2, không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và rừng phòng hộ ven biển.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết, trước khi chủ đầu tư triển khai đặt trạm quan trắc, huyện đã chỉ đạo các xã, thôn, cụm dân cư họp dân phổ biến chủ trương của tỉnh và nói rõ lợi ích của dự án, đa số người dân đồng tình. Thế nhưng, khi triển khai vật tư để chuẩn bị lắp đặt trụ đo gió thì nhiều người kéo đến phản đối.
Theo ông Dũng, 5 năm trước, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý cho một nhà đầu tư khác vào khu vực này để thăm dò trữ lượng titan cũng bị nhiều người dân phản đối, đến nay dự án này vẫn chưa triển khai. Giữa tháng 7 năm 2017, tại khu vực này xảy ra cháy rừng phòng hộ ven biển, thiệt hại khoảng 12 ha rừng phi lao. Sau đó, chính quyền địa phương cho khai thác tận thu gỗ rừng đã cháy để lập dự án trồng lại rừng mới.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho rằng, có thể người dân lo sợ lợi dụng đốt phá rừng để khai thác titan nên tụ tập đông người, gây áp lực với chính quyền địa phương: “Chúng tôi đã có nhiều văn bản, tổ chức họp dân tuyên truyền trước khi làm và công khai hết. Chúng tôi cũng trực tiếp đến gặp dân và thông báo xây dựng trụ đo gió này không liên quan gì đến vấn đề khai thác titan. Nếu xảy ra việc lợi dụng việc này để khai thác titan thì tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và bà con nhân dân”.
Dự án Nhà máy điện gió tại xã Mỹ An, Mỹ Thắng và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ là dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện tại tỉnh Bình Định.
Dự án mới ở giai đoạn quan trắc đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của người dân địa phương. Nhiều người chưa hiểu rõ giá trị và lợi ích từ dự án này cũng kéo lên trụ sở UBND xã để phản đối.
Chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đã về gặp gỡ, trao đổi, đối thoại và giải thích với bà con về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này.
Ông Võ Văn Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Định cho biết, trước mắt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân ủng hộ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án cụ thể: “Cán bộ tuyên truyền Điện gió và lợi ích từ điện gió đến dân cần phải có trình độ nhận thức. Cán bộ phải làm rõ những lợi ích như thế nào. Mấy ngày nay, các cơ quan đang tập trung tuyên truyền cho bà con, bà con bắt đầu thấy được dự án mang lại lợi ích cho chính mình".
Phát hiện cà phê nhuộm pin ở Đắk Nông
Khu vực xưởng nhuộm tẩm tạp chất cà phê với than pin của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Loan Ảnh: CAO NGUYÊN
Ngày 15/4, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt quả tang vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh Loan và một người làm công đang nhuộm tẩm tạp chất với than pin.
Theo thông cáo báo chí, từ ngày 15 đến 17/4, Phòng Cảnh sát Môi trường đã phát hiện cơ sở thu mua nông sản của bà Loan dùng dung dịch hỗn hợp nước và pin để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong 21,265 tấn phế phẩm cà phê đã ngâm, tẩm nhuộm đen và được đóng bao bì, 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập dẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ pin.
Chiều 19/4, đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra mục đích của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Loan (ngụ xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) nhuộm phế phẩm cà phê với than pin.
Theo đại tá Lê Vinh Quy, bà Loan mới chỉ khai nhận bán khoảng 3 tấn phế phẩm cà phê cho một người ở tỉnh Bình Phước. Hiện, công an tỉnh Đắk Nông chưa áp dụng biện pháp hình sự nào đối với vợ chồng bà Loan và người làm công. "Vụ việc xuất hiện nhiều tình thiết mới, công an tỉnh đang điều tra" - đại tá Quy nói.
Chiều 20/4, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh này đẩy nhanh tiến độ điều tra, trong tuần tới phải làm rõ mục đích sử dụng sản phẩm làm từ tạp chất cà phê nhuộm than pin. "Cơ quan công an sẽ làm bằng nhiều cách, truy tìm đầu ra sản phẩm chứ không chỉ dựa vào lời khai của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Loan" - ông Lộc nói.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.