Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thành Tài, Nguyên PCT Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Bị can Nguyễn Thành Tài tại cơ quan điều tra
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 18/01/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, Agribank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan.
Ngày 18/01/2019, C03 đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với:
về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tài liệu điều tra xác định các bị can đã có hành vi vi phạm quy định về quản lý, hoán đổi tài sản công tại Trung tâm ca nhạc nhẹ thuộc Sở Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Diệp Bạch Dương gây thất thoát và thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nước.
Các bị can Trần Nam Trang, Nguyễn Thành Rum, Vy Nhật Tảo, Dương Thị Bạch Diệp bị bắt tạm giam theo Lệnh bắt bị can để tạm giam, riêng bị can Nguyễn Thành Tài hiện đang bị tạm giam trong một vụ án khác.
Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Hiện nay, C03 đang tập trung lực lượng điều tra làm rõ, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Trạm BOT Cai Lậy vẫn chưa “chốt” ngày tái thu phí
Ngày 25/1, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, chủ dự án BOT Cai Lậy về việc thu phí trở lại tại trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản chỉ đạo Bộ điều chỉnh hoạt động trạm thu phí BOT Cai Lậy, theo phương án giữ nguyên trạm thu phí, thực hiện giảm giá vé.
Theo đó, đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo nhà đầu tư khẩn trương thực hiện mọi công tác chuẩn bị thu phí trở lại. Trong đó, có cả việc thực hiện mở rộng phạm vi giảm giá vé và công tác sửa chữa tuyến tránh trước khi đưa vào thu phí trở lại.
Đối với việc giảm giá, các bên thống nhất mức giảm phí đối với loại xe nhóm 1 (dưới 12 chỗ, ô tô tải dưới 2 tấn) sẽ giảm từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng. Đồng thời tăng số lượng xã lân cận trạm thu phí được giảm từ 4 xã lên 8 xã, với phạm vi 10km xung quanh trạm thay vì 4km so với trước đây.
Theo phương án này thì thời gian thu phí sẽ kéo dài từ 7 năm lên khoảng 15 năm 9 tháng. Phía các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang lo ngại thu phí trở lại vào ngày 14/2 (tức mùng 10 Tết), mật độ phương tiện ở mức cao có nguy cơ sẽ gây ùn ứ trên tuyến đường huyết mạch về miền Tây này.
Trong khi đó, các lực lượng chức năng của tỉnh tại thời điểm đó phải làm nhiệm vụ trên nhiều địa bàn nên có thể lực lượng bố trí tại khu vực trạm thu phí BOT Cai Lậy sẽ mỏng, do đó cần xem lại thời điểm thu phí trở lại.
Bộ GTVT lập 4 đoàn kiểm tra giá cước, an toàn giao thông dịp Tết
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có quyết định thành lập 4 đoàn công tác kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ cấp bách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và công tác chuẩn bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019.
Theo đó, các đoàn công tác sẽ làm việc về công tác triển khai của các địa phương trong việc kiểm tra phương tiện, người điều khiển phương tiện ngay tại bến xe, bến thủy nội địa, đầu mối hàng hóa trên địa bàn quản lý; kiểm tra và thực hiện giá cước, giá vé tại địa phương; bảo đảm an toàn giao thông đối với các dự án đường bộ đang thi công trên đường đang khai thác; công tác xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thông đường bộ do đơn vị quản lý.
Bên cạnh đó, đoàn công tác cũng kiểm tra các địa phương về điều kiện kinh doanh vận tải đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải xe container, xe chở khách) có nhiều vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018; công tác đôn đốc chính quyền cấp huyện, xã trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kế hoạch tăng cường phương tiện vận tải phục vụ trong dịp Tết.
Bốn đoàn công tác sẽ làm việc với các tỉnh, thành gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương.
Hà Nội “chốt” thời hạn xử lý xong vi phạm đất đai tại Sóc Sơn
Đối với hàng loạt nhà xưởng, biệt thự “nhảy dù” trên đất nông nghiệp tại một số xã tại huyện Sóc Sơn, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu huyện xử lý dứt điểm các vi phạm trong tháng 2/2019.
Các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, Sóc Sơn. Ảnh: Nguyễn Thắng
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo nhằm xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp tại 5 xã của Sóc Sơn gồm Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phù Lỗ, Phú Minh.
Cụ thể, giao UBND huyện Sóc Sơn tập trung rà soát, phân loại các trường hợp vi phạm và hoàn thiện hồ sơ vi phạm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm theo quy định xong trong tháng 2/2019, báo cáo UBND thành phố.
Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu huyện Sóc Sơn chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát hoạt động xây dựng trên địa bàn; kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng công trình, không để xảy ra vi phạm mới trên địa bàn; thực hiện các biện pháp ngăn chặn theo quy định để dừng thi công đối với các công trình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.
Cùng với đó, huyện Sóc Sơn cũng phải kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích đất nông nghiệp, công ích, đất nông nghiệp để lại không giao khác, có biện pháp quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; thiết lập, cập nhật, chỉnh lý và củng cố hồ sơ để quản lý toàn bộ các thửa đất đến từng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
UBND thành phố yêu cầu Thanh tra Thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố phải khẩn trương thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn; thanh tra toàn diện về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công để làm bãi trông giữ xe, kinh doanh trái phép tại khu vực quy hoạch sân bay Nội Bài trên địa bàn các xã Phú Minh và Phú Cường, huyện Sóc Sơn và thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng tại địa bàn huyện Sóc Sơn theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và UBND thành phố.
Thanh Hoá: Chủ tịch xã có 60,8% phiếu tín nhiệm thấp
Ông Lê Kim Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hoằng Anh, cho biết: “Tại kỳ họp HĐND xã vừa rồi đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Tất cả có 23 đại biểu tham gia bỏ phiếu, thì trong đó số phiếu tín nhiệm thấp dành cho chức danh Chủ tịch UBND xã là 14 phiếu (chiếm 60,8%).
Sau khi có kết quả phiếu tín nhiệm như trên, chúng tôi đã báo cáo lên HĐND thành phố Thanh Hóa. Việc xử lý như thế nào, thì HĐND xã Hoằng Anh phải chờ HĐND thành phố quyết định”.
Ông Lê Doãn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP.Thanh Hóa, cho biết với số phiếu tín nhiệm thấp của ông Đặng Văn Thanh – Chủ tịch UBND xã Hoằng Anh cao như thế, có nghĩa là ông Thanh không đảm bảo tín nhiệm để tiếp tục giữ chức Chủ tịch UBND xã Hoằng Anh. Trường hợp ông Đặng Văn Thanh không tự chủ động xin từ chức, thì tổ chức xem xét, điều động...
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.