Ông Mai Văn Trinh - từng được công luận xem là “người hùng” trong việc xử lý tiêu cực thi THPT quốc gia năm 2018 có tên trong danh sách 13 cán bộ Bộ GD - ĐT bị xem xét kỷ luật liên quan đến vụ tiêu cực thi cử chưa từng có này.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT - trong đợt kiểm tra chấm thi tại Hòa Bình năm 2018 - Ảnh: VĨNH HÀ
Cùng với ông Mai Văn Trinh còn có một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng giáo dục, cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, vụ trưởng Vụ Pháp chế, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, chánh Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo và nhiều lãnh đạo cục, vụ khác.
Trong văn bản thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật công chức của Bộ Giáo dục - đào tạo, bộ nhận định sai phạm gian lận thi tại ba địa phương Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La có những thiếu sót trong công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi, công tác tập huấn quán triệt quy chế thi, công tác tổ chức chấm thi trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Căn cứ vào quy định tại khoản 1, điều 3 và khoản 2, điều 6 nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17-5-2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với 13 công chức, cán bộ các cục, vụ, Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo.
Thời điểm vi phạm là tháng 6-2018. Thời điểm phát hiện vi phạm là 29-7-2019. Thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 7 nghị định 34/2011/NĐ-CP.
Trước đó, khi vụ gian lận thi năm 2018 bị phát hiện, ông Mai Văn Trinh từng là người đứng đầu các tổ công tác của Bộ Giáo dục - đào tạo kết hợp với cơ quan an ninh và các địa phương để xử lý hậu quả vụ gian lận.
Một số cán bộ, lãnh đạo có trong danh sách xem xét kỷ luật cũng từng trực tiếp tham gia các đoàn kiểm tra, xử lý gian lận thi cử vào tháng 7 và tháng 8-2018.
Cùng với ông Mai Văn Trinh, trong danh sách bị xem xét kỷ luật còn có một số lãnh đạo cục, vụ khác là ông Nguyễn Sơn Hải - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, bà Lê Thị Kim Dung - vụ trưởng Vụ Pháp chế, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, ông Nguyễn Huy Bằng - chánh Thanh tra, ông Tống Duy Hiến - phó chánh Thanh tra, ông Sái Công Hồng - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng…
Hàng trăm ngôi nhà, hoa màu bị hư hại do hoàn lưu bão số 4
Mưa dông kéo dài cả ngày 30/8 kèm theo gió lốc đã khiến hàng trăm ngôi nhà ở tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai bị hư hại, tốc mái và làm 1 người bị thương.
Bắc Cạn: Huyện Ba Bể là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất với hơn 200 ngôi nhà tại 10 xã bị hư hỏng nặng, 1 người bị thương. Mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc cũng gây thiệt hại nhiều công trình dân sinh, nhiều diện tích cây trồng bị gãy đổ.
Ngay khi mưa ngớt, các địa phương đã huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân.
Tuy nhiên, đêm nay và ngày mai, khu vực Đông Bắc Bộ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4, người dân cần hết sức đề phòng nguy cơ giông lốc và sạt lở đất.
Hiện Bắc Kạn có gần 1.400 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ cao về lũ quét với hàng trăm vị trí có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là trên các tuyến giao thông. (PV Công Luận/VOV-Đông Bắc).
Yên Bái: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ đêm 29/8 đến hôm nay (30/8), trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa vừa, mưa to và dông, gây thiệt hại lớn về nhà cửa và tài sản của người dân.
Lượng mưa đo được tại một số nơi như: Khau Phạ (Mù Cang Chải) gần 63mm, Trạm Tấu gần 54mm, Kiên Thành (Trấn Yên) trên 44mm, Ngòi Thia 41mm...
Theo báo cáo từ các huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái, đã có hơn 650 ngôi nhà bị hư hỏng do mưa lốc, chủ yếu là bị tốc mái. Trong đó, huyện Văn Chấn với hơn 450 nhà, thị xã Nghĩa Lộ 200 nhà, huyện Trạm Tấu 5 nhà.
Mưa lốc cũng làm gần 134 ha cây lúa và 1,6 ha cây lâm nghiệp bị gẫy đổ. Tổng thiệt hại uớc tính khoảng 3,3 tỷ đồng.
Lào Cai: Từ đêm 29 đến ngày 30/8, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa dông diện rộng gây thiệt hại cho các địa phương.
Tại huyện Văn Bàn ghi nhận bị thiệt hại nặng nhất, tập trung tại các xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Dần Thàng với tổng cộng 97 nhà dân bị tốc mái do gió lốc trong cơn dông; trên 50 ha ngô, lúa, cây dược liệu bị gãy đổ; 2 điểm trường cùng một số tuyến giao thông liên thôn bị hư hại.
Tại huyện Bát Xát, mưa dông cũng khiến hơn 50 nhà dân tại các xã Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan bị hư hỏng; một số công trình phòng học, nhà văn hóa, khu trồng cấy công nghệ cao bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, tại địa bàn huyện Sa Pa cũng ghi nhận một vài trường hợp nhà dân bị tốc mái, mưa lớn xuất hiện kéo dài cũng khiến một số tuyến đường từ trung tâm thị trấn du lịch Sa Pa đi các tuyến xã bị đất đá sạt lở làm hư hại.
Thanh Hóa: Từ sáng đến chiều 30-8, trên địa bàn huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) có mưa to trên diện rộng. Lượng mưa đo được tại trạm thủy văn Kim Tân lúc 13h cùng ngày là 115mm, gây ngập lụt nghiêm trọng.
Mưa lớn, nước lũ đổ về sầm sập từ hồ Tây Trác tràn qua nhanh đã gây ngập nặng hàng chục nhà dân phía hạ lưu thuộc xã Thành Long, huyện Thạch Thành.
Bên cạnh đó, mưa lũ cũng đã làm ngập úng hơn 600ha lúa, ngô, mía; hàng chục hecta diện tích ao, hồ nuôi thủy sản bị ngập chìm trong nước lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Tháng 8: Thiên tai gây thiệt hại lớn về người và của
Số liệu báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho biết, thiên tai xảy ra trong tháng 8/2019 chủ yếu là bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy và sạt lở đất tại một số địa phương làm 41 người chết và mất tích, 30 người bị thương; 529 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hơn 16 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, ngập và hư hỏng; 28 nghìn ha lúa và 4,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng.
Người dân Hà Tĩnh chằng néo lồng bè nuôi trồng thủy sản ứng phó bão số 4.
Báo cáo sơ bộ từ các địa phương cho thấy, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng 8 ước tính gần 2 nghìn tỷ đồng.
Riêng cơn bão số 3 xảy ra ở khu vực phía Bắc đã làm 22 người chết và mất tích; 13 người bị thương; 289 ngôi nhà bị sập; gần 10 nghìn ngôi nhà bị ngập và hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 1,2 nghìn tỷ đồng, trong đó Thanh Hóa là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với 16 người chết và mất tích; 6 người bị thương; hơn 1,2 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 1,7 nghìn con gia súc bị chết; 94 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 2,1 nghìn ngôi nhà bị ngập và hư hỏng, thiệt hại về tài sản ước tính 864 tỷ đồng.
Tính chung 8 tháng, thiên tai làm 75 người chết và mất tích, 77 người bị thương; 685 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 19 nghìn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng; 30 nghìn ha lúa và 6,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng.
Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai xảy ra trong 8 tháng ước tính 2,2 nghìn tỷ đồng.
Không nên vội vàng kết luận chất lượng môi trường ở kho cháy Rạng Đông
Xe quan trắc môi trường kiểm tra ở nơi xảy ra sự cố.
Sau sự cố cháy kho công ty Rạng Đông, hiện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường chưa đưa ra bất kỳ kết quả quan trắc thủy ngân nào như thông báo "an toàn" của UBND quận Thanh Xuân.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn (Viện phó Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, người trực tiếp dẫn đoàn của Viện quan trắc khu vực đám cháy kho bóng đèn Rạng Đông) cho biết, ông "chưa có một văn bản nào" trả lời kết quả quan trắc môi trường sau vụ cháy tại số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung.
Theo đơn vị này, trong sáng 30/8, đơn vị đã lấy mẫu vật phẩm đất, nước, không khí tại trung tâm vụ cháy, điểm cách vụ cháy 300m và 600m về xét nghiệm. Riêng về thủy ngân thì chưa thể có kết quả ngay vì cần phải phân tích cụ thể.
Như đã đưa, trước đó, UBND quận Thanh Xuân thông tin về kết quả kiểm tra nhanh môi trường sau vụ cháy.
Trong văn bản nêu rõ: "Thông tin ban đầu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế, các chỉ số như: Thuỷ ngân, chì, kim loại nặng được đo bằng máy test nhanh cho thấy các chỉ số đều trong ngưỡng cho phép, an toàn với người dân".
Trong khi đó, GS.TS khoa học Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cho rằng, thủy ngân rắn (amalgam) thực ra là thủy ngân và natri, khi ở nhiệt độ cao vẫn giải phóng thủy ngân.
"Với kết quả đo nhanh của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội không nên vội vàng kết luận. Phải thận trọng, phân tích cẩn thận chứ không thể ào ào. Amalgam cùng với nhựa PC, các phụ gia trong đó nung ở nhiệt độ hàng nghìn độ như vậy chưa thể nói là an toàn", GS Sung nhấn mạnh.
Ông Sung cho biết thêm, để kiểm tra mức độ tồn đọng thủy ngân, các chất độc trong môi trường, người làm phải lấy mẫu không khí, đất và nước ở nhiều điểm khác nhau, sau đó phân tích, chiết tách bằng các thiết bị hiện đại nhất, bằng phương pháp nhạy nhất. Số liệu cần làm các mẫu, số hóa lại và gửi cho các phòng thí nghiệm.
"Các thí nghiệm này phải được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm khác nhau, có đối chứng chéo với nhau. Ít nhất phải vài ba phòng thí nghiệm đầu ngành phân tích về thủy ngân thực hiện", ông Sung cho hay.
Trước đó, vụ cháy khủng khiếp tại nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông bùng phát lúc 18h5 ngày 28/8, kéo dài suốt đêm.
Thiệt hại ban đầu theo công ty này cho biết vào khoảng 150 tỷ đồng bao gồm sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.
Ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình phát thông báo đến người dân về những biện pháp đề phòng và bảo vệ sức khỏe do tác động từ hậu quả của vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông. Một ngày sau đó, phường ra quyết định thu hồi thông báo với lý do "không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở".
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.