Ông Nguyễn Bắc Son nhận án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, 16 năm tù do Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công; ông Trương Minh Tuấn 16 năm tù.
Ông Nguyễn Bắc Son (bên trái) và ông Trương Minh Tuấn
TAND TP Hà Nội xác định cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son có vai trò quan trọng nhất, là bị cáo đầu vụ. Bị cáo Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng là những người thực hiện chỉ đạo của bị cáo Son, có vai trò đồng phạm giúp sức trong vụ án.
Xét nhân thân, các bị cáo có nhân thân tốt, bị cáo Son là người có công với cách mạng, được tặng thưởng nhiều bằng khen trong quá trình công tác. Ông Son được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
Với số tiền 3 triệu USD nhận hối lộ, gia đình ông Son đã thay bị cáo tự nguyện nộp toàn bộ số tiền này. Do đó HĐXX đánh giá bị cáo thể hiện sự ăn năn hối cải nên không nhất thiết phải áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình như đề nghị của Viện kiểm sát.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 8 năm tù về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt ông Tuấn lãnh 14 năm tù.
Theo nội dung bản án, cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn được tặng huân chương, bằng khen trong quá trình công tác, là người có công với cách mạng. Bị cáo đã chỉ đạo tích cực trong quá trình khắc phục hậu quả thu hồi tiền thiệt hại cho nhà nước, được Bộ TT&TT có đơn xin giảm án. Bị cáo tích cực trong khắc phục hậu quả vụ án, tích cực hợp tác tác với cơ quan điều tra.
Bị cáo Lê Nam Trà lãnh 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 16 năm tù về tội nhận hối lộ, tổng hình phạt là 23 năm tù.
Bị cáo Cao Duy Hải lãnh 4 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 10 năm tội nhận hối lộ, tổng hình phạt 14 năm tù.
Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị tuyên phạt 3 năm tù do phạm tội Đưa hối lộ.
Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị phạt 5 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên HĐTV) 2 năm 6 tháng, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) 2 năm 6 tháng tù, Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) 2 năm tù, Võ Văn Mạnh (giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX) 3 năm 6 tháng tù, Hoàng Duy Quang (giám đốc Chi nhánh phía Bắc của AMAX) 3 năm tù.
Đối với các cá nhân có liên quan trong vụ án, trong đó có con gái ông Son, HĐXX nhận định không có cơ sở xác định trách nhiệm hình sự với con gái ông Son.
Ông Trương Minh Tuấn tại sân tòa trong sáng 28/12. Ảnh: Giang Huy
9h sáng nay (28/12), TAND Hà Nội công bố bản án với 14 bị cáo liên quan sai phạm ở dự án MobiFone đầu tư 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần AVG, gây thiệt hại cho nhà nước gần 6.600 tỷ đồng.
Bản án xác định, năm 2015, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (MobiFone) thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước bằng việc mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng.
Ông Son nhận thức chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông không có chức năng thẩm định, đánh giá về giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án. Dù vậy, ông vẫn chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng (Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp) thành lập Tổ thẩm định, họp để thống nhất giá mua.
Khi Thủ tướng mới có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án chưa được thẩm định, ông Son chỉ đạo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký Quyết định phê duyệt dự án. Ông chỉ đạo MobiFone ký thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG ngay trong năm 2015. Các chỉ đạo quyết liệt, nhưng trái pháp luật của ông Son đã khiến nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng do giá trị thực của AVG đã bị nâng khống.
Hoàn thành việc bán cổ phần đúng như mong muốn, có lợi, ông Vũ đã hối lộ ông Son 3 triệu USD, ông Trà 2,5 triệu USD, ông Hải 500.000 USD, ông Tuấn 200.000 USD.
Núi rác Cam Ly cháy, khói độc tràn vào Đà Lạt
Núi rác Cam Ly cháy ngùn ngụt đã nhiều ngày. Khói độc được cho là đã tràn vào nội ô thành phố Đà Lạt.
Sau 5 ngày cháy, bãi rác cả trăm nghìn tấn chất cao như núi đã thành tro và xả ra xung quanh một lượng khói lớn - Ảnh: M.VINH
Ngày 27-12 là ngày thứ 5 rác lưu tại bãi rác Cam Ly - nơi tập trung rác cho toàn thành phố Đà Lạt, bốc cháy. Theo những người dân sống quanh bãi rác, có lúc lửa cháy âm ỉ, có lúc lửa bùng lên. Đáng ngại nhất là khói ô nhiễm từ vụ cháy phát tán ra khu vực xung quanh.
Bãi rác Cam Ly là nơi có cả trăm nghìn tấn rác nên người dân hay gọi là núi rác Cam Ly. Rác ở đây không được xử lý mà chỉ được chôn lấp tạm bợ. Đáng lưu ý, núi rác này nằm ở khu vực phường 5, cách nội ô TP. Đà Lạt khoảng 2 km đường chim bay và cách Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm chỉ khoảng 1 km.
Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt (Công ty DVĐT) - đơn vị quản lý bãi rác Cam Ly, hiện vẫn chưa có cách khắc phục hiệu quả và cũng chưa xác định chính xác nguyên nhân gây cháy. Cơ quan chức năng nghi ngờ cháy bãi rác do cháy lan từ việc đốt thực bì (đốt chủ động cỏ lá trong rừng để hạn chế cháy rừng).
Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận chỉ có vài xe chở nước phun vào cản đám cháy ở những vị trí thuận lợi, trong khi đám cháy xảy ra trong phạm vi rất rộng.
Dự báo việc cháy ở bãi rác vẫn tiếp tục diễn ra do Đà Lạt đang có thời tiết hanh khô. Mặc dù bãi rác vẫn còn đang tiếp tục cháy âm ỉ, nhưng xe chở rác vẫn tiếp tục mang rác đến đổ. Công ty DVĐT Đà Lạt tạm thời khắc phục các điểm cháy bằng cách đổ đất chèn lên các ụ rác bị cháy và phân ranh để không cháy lan.
Ông Võ Ngọc Trình, phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết: "Đám cháy không đáng lo ngại lắm, không ảnh hưởng đến không khí nhiều. Trong ngày 28-12, chúng tôi khắc phục xong".
Mặc dù UBND TP Đà Lạt cho rằng đám cháy không đáng ngại nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả núi rác Cam Ly với cả trăm nghìn tấn đã cháy thành tro sau nhiều ngày. Như vậy, một lượng khói lớn đã phát tán ra khu vực xung quanh.
Hà Nội tăng thu hơn 3.810 tỷ đồng sau điều chỉnh giá đất
Sáng 26/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình các loại giá đất trên địa bàn, áp dụng từ tháng 1/2020 đến 12/2024.
Điều chỉnh giá đất sẽ tác động đến giải phóng mặt bằng. Ảnh: Minh Tuấn
Thành phố Hà Nội thống nhất bảng giá điều chỉnh mức tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014-2019. Sau khi điều chỉnh, giá đất trong nội thành cao nhất thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, với gần 188 triệu đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông hơn 4,5 triệu đồng/m2. Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện tối đa hơn 25 triệu đồng/m2, tối thiểu 1,4 triệu đồng/m2. Giá đất nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội ở các xã giáp ranh quận cao nhất 32 triệu đồng/m2, tối thiểu hơn 2,2 triệu đồng/m2….
Theo UBND thành phố Hà Nội, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cục Thuế thành phố dự kiến, trong giai đoạn 2020-2024, bảng giá đất điều chỉnh sẽ tăng thu cho ngân sách hơn 3.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng sẽ làm tăng chi phí đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đó, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động gián tiếp đến thị trường bất động sản, công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, các chủ đầu tư sẽ tranh thủ tăng giá bán bất động sản tại dự án, còn các hộ dân nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trông chờ vào việc tăng giá bồi thường.
Cùng ngày, HĐND thành phố Hà Nội cũng thông qua việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố đối với 12 huyện, thị xã. Tổng số thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập năm 2019 là 348. Sau khi sáp nhập, toàn thành phố giảm 189, và đổi tên 53 thôn, tổ dân phố.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.