Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 4 năm 2020 | 16:27

Sự kiện 24/7: Phòng chống COVID-19, nhiều tin vui

Lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, 48 giờ liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, số ca bệnh vẫn là 268 trường hợp. Trong đó, 201 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Cũng trong 24h qua, sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng đã có nhiều tiến triển.

dich-covid-19.jpg

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 18/4 Việt Nam ghi nhận 268 ca mắc COVID-19 (160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%); không có ca tử vong.

Trong số các bệnh nhân, 201 người đã bình phục, 67 người đang được điều trị đang được điều trị tại 12 cơ sở y tế trong cả nước. Có cả bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa. 13 ca đã có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2; 4 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

24h qua cũng là ngày thứ 2 liên tục, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, số ca bệnh vẫn là 268 trường hợp. Bên cạnh đó, tin vui trong công tác phòng chống dịch ở nước ta là trong ngày hôm qua và sáng nay đã có thêm 24 trường hợp bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi bệnh của Việt Nam lên 201 – bằng gần 80% tổng số ca mắc. Cũng trong 24h qua, sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng đã có nhiều tiến triển.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 69.045 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 324 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác 11.549 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 57.172 người.

Khuyến nghị DN chuyển mạnh xuất khẩu sang hình thức chính ngạch

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, các doanh nghiệp tuân thủ hướng dẫn của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT để chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang hình thức chính ngạch bởi việc thông quan hàng hóa chính ngạch vẫn được duy trì bình thường.

 

xk.jpg

Bộ Công Thương cho biết mặc dù thời gian thông quan hàng hóa trao đổi cư dân tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã được cải thiện nhưng trong bối cảnh cả Việt Nam, Trung Quốc vẫn phải tiếp tục bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt của công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương tiếp tục khuyến nghị các tỉnh, các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ trong giai đoạn hiện nay.

 Đồng thời đề nghị các tỉnh và các doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang hình thức chính ngạch bởi công tác thông quan cho hàng hóa chính ngạch vẫn được duy trì bình thường.

Trong cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục trưởng Hải quan Trung Quốc ngày 17/4, phía Trung Quốc thông báo sẽ chỉ đạo lực lượng hải quan và chính quyền địa phương tìm biện pháp giảm áp lực thông quan tại cặp cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)- Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc).

Cụ thể, thời gian làm thủ tục thông quan đối với hình thức trao đổi cư dân biên giới sẽ khôi phục lại như trước đó, buổi sáng bắt đầu từ 8h đến 11h, buổi chiều từ 12h đến 16h (giờ Việt Nam), hoạt động thông quan tại khu vực trên vào ngày nghỉ cuối tuần cũng được nối lại.

Trước đó, ngày 5/4, để tăng cường công tác phòng chống dịch, chính quyền thành phố Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) đã quyết định giảm thời gian làm thủ tục thông quan đối với hàng hóa trao đổi cư dân xuống còn 5 giờ/ngày (sáng từ 8h-11h, chiều từ 13h-15h) và không thực hiện thông quan vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ (thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu chính ngạch tại các cửa khẩu quốc tế không thay đổi). Quyết định này đã khiến lượng hàng hóa xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (chủ yếu là nông sản, trái cây) bị ùn ứ tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Agribank hạ tiếp lãi suất gói tín dụng 100.000 tỷ đồng

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách, chung tay vượt qua khó khăn do dịch bệnh kéo dài, Agribank tăng mức hỗ trợ lãi suất đối với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ 1% lên đến 2,5%/năm.

 

tin-dung.jpg

Chương trình áp dụng cho các khoản vay giải ngân từ ngày 1/4. Khách hàng là đối tượng của chương trình, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng lãi suất giảm tối đa lên tới 2,5%/năm.

Ngoài ra, các khách hàng đã được áp dụng lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục được hỗ trợ lãi suất 1%/năm. Theo chương trình này, khách hàng có thể được hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất rất thấp từ 4,5% - 5,5%/năm.

Việc tiếp tục hạ lãi suất vay giúp khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

Hơn 1.000 doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế giao dịch liên kết

Theo VCCI sẽ có hơn 1.000 doanh nghiệp được hoàn thuế giao dịch liên kết, với tổng giá trị hoàn thuế gần 5.000 tỉ đồng khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 20 và Bộ Tài chính hoàn trả các khoản đã thu từ 2017-2018 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

 

dn.jpg

Các tập đoàn tư nhân lớn sẽ hưởng lợi từ khoản hoàn thuế giao dịch liên kết 5.000 tỉ đồng - Ảnh: THU HUỆ

 

Trước đó, ngày 17-4 Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 20, trình Thủ tướng ký, ban hành ngay trong ngày 20-4, đồng thời có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của nghị định.

Quyết định hồi tố, hoàn trả doanh nghiệp gần 5.000 tỉ đồng tiền thuế đã thu trong các năm 2017 - 2018 theo đánh giá của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), số tiền không lớn nhưng sẽ củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.

Việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo phương án khấu trừ nghĩa vụ thuế của chính doanh nghiệp trong các năm tiếp theo, thời gian khấu trừ không quá 5 năm như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ đã thống nhất.

Trong báo cáo kiến nghị sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định 20 gửi tới Chính phủ mới đây, VCCI cũng cho rằng việc áp dụng hồi tố, trả lại tiền thuế cho doanh nghiệp không phức tạp, không thể có xin - cho như cơ quan thuế lo ngại. Bởi với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thì người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm khi bị cơ quan nhà nước phát hiện.

Hơn nữa chỉ có hơn 1.000 doanh nghiệp được khấu trừ thuế, không phải số lượng quá lớn mà cơ quan thuế không giám sát được.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI mục tiêu lớn nhất của chính sách sửa đổi Nghị định 20 và hoàn gần 5.000 tỉ đồng tiền thuế là tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam.

Khoản kinh phí phải hoàn trả nếu áp dụng hồi tố sang các năm 2017 - 2018 như Bộ Tài chính tính toán khoảng gần 5.000 tỉ đồng không quá lớn. Chưa nói khoản tiền này sẽ được khấu trừ trong 5 năm kế tiếp thì hụt thu ngân sách là rất nhỏ.

Điều quan trọng hơn, chính sách giúp tăng niềm tin cho doanh nghiệp, tạo ra sự công bằng của pháp luật rằng nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế, kê khai thuế sai sẽ bị truy thu, tính lãi chậm nộp và xử phạt nghiêm khắc.

Ngược lại, nếu chính sách nào đó Nhà nước ban hành chưa phù hợp, chưa đúng, Chính phủ, Bộ Tài chính sẵn sàng sửa sai, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ Tư pháp cũng có văn bản gửi Chính phủ khẳng định về cơ sở pháp lý việc hồi tố hay không hồi tố trong trường hợp này đều không vướng mắc về mặt pháp lý. Chính phủ cũng đã từng cho phép doanh nghiệp hồi tố, áp dụng chuyển đổi ưu đãi thuế với các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp khác trong giai đoạn 2007-2014.

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • "Không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp"

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ ra rằng, công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn. Trong đó tiến độ sắp xếp, đổi mới còn chậm, còn vướng mắc.

  • Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Thay vì mua sầu riêng đủ tuổi như mọi năm thì nay một số thương lái còn đến tận vườn mua sầu riêng non, lợi chưa thấy nhưng hại đã hiện hữu.

  • Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi hiện đóng góp tới 26,7% GDP của toàn ngành Nông nghiệp, song cũng tạo ra hơn 60 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, gây áp lực lớn cho môi trường. Việc xây dựng chuỗi "chăn nuôi xanh" không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra tăng trưởng bền vững hơn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi.

Top