Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 19 tháng 10 năm 2019 | 12:16

Sự kiện 24/7: Tại sao đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà?

Dầu thải bán cho những người thu gom với giá khoảng 4.500 – 5.000 đồng/lít. Vì vậy, nhiều người bày tỏ sự khó hiểu tại sao lại có người đổ trộm hàng nghìn lít dầu thải ra ngoài môi trường mà không đem bán.

dau-thai.jpg

Được biết dầu sau đó được tái chế, sẽ cho một phần nhỏ xăng, một phần nhỏ dầu (bán cho nông dân chạy công nông, máy phay), phần còn lại là chất thải dùng làm nhựa đường.

Chiều 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (PC02) thụ lý, điều tra vụ xả trồm chất thải vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.

Ngày 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để điều tra; tạm giữ xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-13766. Đồng thời, tiếp tục xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ và thu giữ các phương tiện, vật chứng có liên quan đến vụ án.

Cùng với việc xác minh làm rõ các đối tượng có hành vi xả chất thải, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đang phối hợp các đơn vị chức năng Bộ Công an xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan việc xử lý nguồn nước ô nhiễm cung cấp cho TP. Hà Nội. Tập trung xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ và các đối tượng liên quan; thu giữ xe ô tô tải biển kiểm soát 99C - 087. 83; tổ chức truy xét nguồn chất thải.

Tại cơ quan công an, hai đối tượng bị bắt giữ liên quan tới việc đổ trộm dầu thải ở Hòa Bình, khiến hàng triệu dân Thủ đô khốn khổ khai được thuê từ Bắc Ninh lên Phú Thọ lấy dầu thải, rồi về cất tại Hưng Yên, sau đó mới lên Hòa Bình để đổ trộm.

Qua điều tra, truy xét, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình xác định được hai xe ô tô nghi vấn liên quan việc xả chất thải gồm ô tô tải biển kiểm soát 99C-087. 83 thuộc Công ty TNHH TM và vận tải du lịch Minh Phương, có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty được thu gom chất thải không nguy hại; xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-137. 66, chủ phương tiện là Nguyễn Văn Quyền, có địa chỉ tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 

doi-tuong-bi-bat.jpg
Trong ảnh là hai đối tượng Đại và Thám. (Ảnh: Công an cung cấp)

 

Cảnh sát cũng xác định được 3 đối tượng nghi vấn tổ chức thực hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nêu trên, gồm: Lý Đình Vũ, sinh năm 1982 và Nguyễn Chương Đại, sinh năm 1994, cả hai cùng trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám, sinh năm 1986, trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã triệu tập Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để đấu tranh. Quá trình đấu tranh, bước đầu 2 đối tượng khai nhận: Ngày 6/10, Chương và Thám được Lý Đình Vũ thuê lái xe ô tô tải biển kiểm soát 99C-08783 đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà, có địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ lấy chất thải (bơm vào 10 thùng chứa khoảng 10m3 – khoảng 10.000 lít), sau đó di chuyển về Công ty TNHH Cơ khí cao su K90, địa chỉ tại xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên gửi xe.

Đến ngày 8/10, cả 3 đối tượng trên sử dụng 2 xe ô tô nêu trên chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.

Như vậy, có kẻ cố tình đổ trộm dầu thải vào nguồn nước để đạt mục đích của ai đó (một nhóm nào đó) là có thật. Cơ quan CSĐT cần tập trung làm rõ và chờ kết luận của cơ quan chức năng. Mắt xích nằm ở đối tượng Lý Đình Vũ đang bỏ trốn.

Rải bột vi sinh vật "ăn dầu" xử lý ô nhiễm nguồn nước sông Đà

Tính đến hết 18/10, 20 điểm lọc dầu được lắp đặt hoàn thiện trên suối, kênh dẫn và hồ Đầm Bài.

 

xu-ly-o-nhiem.jpg

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường cũng phun khử trùng địa điểm bị đổ trộm dầu thải. Bên cạnh đó, trung tâm này cũng dùng bột vi sinh Remediator vào các khu vực nhiễm dầu để xử lý triệt để nguy cơ của dầu thải.

Giải thích về phương pháp này, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết: “Bột vi sinh này không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Khi được rải xuống, vi sinh vật trong trạng thái ngủ, khi gặp dầu sẽ ‘tỉnh dậy’ và ‘ăn dầu’ sau đó phân hủy dầu thành khí cacbonic và nước mà không nhả lại môi trường.”

“Bản chất bột vi sinh là xơ bông, sau khi hút và xử lý dầu sẽ tự phân hủy và mục đi thành phân bón cho đất, tốt cho đất và cây trồng.”- ông Sơn nói thêm.

Hiện tại, bột vi sinh được các cán bộ của trung tâm rải từ vị trí dầu thải bị đổ trộm xuống tới mặt suối Trầm. Ngoài ra, một số khu vực khác cũng đã được xử lý theo phương pháp tương tự.

Xét nghiệm nước miễn phí cho người dân sử dụng nước sông Đà

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) tổ chức tư vấn, xét nghiệm nước miễn phí cho các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Hoạt động này được triển khai cho tới khi giải quyết xong sự cố.

 

xet-nghiem.jpg

Hà Nội đang là điểm nóng về chất lượng nước từ nguồn cấp nước sông Đà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe người dân. Trước thực trạng đó, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường sẽ tư vấn, xét nghiệm nước miễn phí cho người dân đang sinh sống tại những khu vực chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà.

Cụ thể là tư vấn, xét nghiệm nước miễn phí cho người dân tại 6 quận, huyện: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì. Trước mắt việc hỗ trợ tập trung vào các khu đông dân cư như các khu đô thị, trường học, bệnh viện.

Viện đang phối hợp và hỗ trợ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xét nghiệm chuyên sâu đánh giá theo dõi chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của các khu vực chịu ảnh hưởng, các nguồn cấp nước. Đồng thời phối hợp với các đơn vị, công ty tài trợ miễn phí cho người dân nước uống trực tiếp, hỗ trợ các giải pháp xử lý nguồn nước tập trung và truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về nước và sức khỏe.

Hoạt động tư vấn và xét nghiệm miễn phí các mẫu nước sinh hoạt theo chỉ tiêu giám sát nước mức độ A (15 chỉ tiêu) cho các hộ dân đang sinh sống tại các khu vực chịu ảnh hưởng được triển khai tại Trung tâm Giám sát chất lượng nước quốc gia và Phòng Tư vấn của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Viện cũng tổ chức 3 đoàn xét nghiệm nước lưu động: Đoàn 1 tại quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy; đoàn 2 tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì; đoàn 3 tại quận Hà Đông và Thanh Xuân. Các đoàn sẽ lấy mẫu, test nhanh và tư vấn trực tiếp cho người dân tại các chung cư, bệnh viện, trường học trên địa bàn. Đặc biệt, tại điểm tư vấn và lấy mẫu nước lưu động sẽ được lắp đặt máy lọc nước uống trực tiếp miễn phí.

Nếu có thắc mắc, người dân có thể gọi đến hotline tổng đài 0886815757 để được tư vấn miễn phí về nước.

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là cơ sở nghiên cứu khoa học đầu ngành cấp quốc gia về sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh sức khỏe trường học. Viện được Bộ Y tế đồng ý cho xây dựng trung tâm xét nghiệm nước quốc gia với đầy đủ năng lực, trang thiết bị xét nghiệm đầy đủ tất cả các chỉ tiêu xét nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt, nước thải, nước sử dụng điều trị y sinh học…

Truy tố cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD

Ngày 19/10, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

 

truy-to.jpg

Viện kiểm sát đã truy tố ông Nguyễn Bắc Son - cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông và ông Trương Minh Tuấn - cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG về hai tội danh "vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "nhận hối lộ".

Các bị can Lê Nam Trà - nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, Cao Duy Hải - nguyên tổng giám đốc MobiFone cùng bị truy tố về hai tội danh trên.

Bị can Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị AVG, bị truy tố về tội "đưa hối lộ".

Ngoài ra các bị can nguyên là vụ trưởng của Bộ Thông tin - truyền thông, lãnh đạo của Mobifone cùng lãnh đạo các công ty thẩm định gia cũng bị truy tố.

Vụ gian lận điểm thi Sơn La: Trả hồ sơ để điều tra đưa, nhận hối lộ

Thay mặt hội đồng xét xử, thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Quản Hữu Chiến đã công bố quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 

 

son-la.jpg

Theo đó, do thiếu chứng cứ để chứng minh một số vấn đề không thể làm rõ tại phiên tòa; có căn cứ cho rằng có người khác, đồng phạm khác tham gia vào hành vi nâng điểm nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 

Cùng với đó, quyết định cũng yêu cầu làm rõ động cơ, mục đích của các bị cáo để thực hiện việc nâng điểm cho 44 thí sinh. Từ đó xem xét, khởi tố hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; làm rõ nguồn gốc, hành vi đưa nhận tiền của các bị cáo. 

HĐXX cũng yêu cầu làm rõ nguồn gốc, hành vi đưa nhận tiền của bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga và Trần Văn Điện đối với số tiền 1 tỷ 40 triệu đồng mà bị cáo Nga đã khai nhận. 

Làm rõ nguồn gốc, hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền giữa bị cáo Lò Văn Huynh và Lò Thị Trường đối với số tiền 300 triệu đồng. 

Làm rõ nguồn gốc khoản tiền, hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền giữa bị cáo Lò Văn Huynh và Nguyễn Minh Khoa đối với số tiền 2 tỷ100 triệu đồng. Trong đó đã nhận 1 tỷ đồng, còn 1 tỷ 100 triệu đồng đã thỏa thuận nhưng chưa giao tiền.

Làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền của bị cáo Đặng Hữu Thủy và Nguyễn Thị Xuyên đối với số tiền 200 triệu đồng  mà bị cáo Thủy đã khai nhận. Làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền của bị cáo Đặng Hữu Thủy và Nguyễn Thị Kim đối với số tiền 150 triệu đồng mà bị cáo đã nhận và đã trả lại. Làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi thỏa thuận lợi ích vật chất và tiền giữa bị cáo Đặng Hữu Thủy và Bùi Thị Xuân đối với số tiền 270 triệu đồng mà bị cáo Thủy đã khai nhận nhưng chưa giao nhận tiền. 

Làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền giữa bị cáo Đặng Hữu Thủy và Nguyễn Thị Mai Hà với số tiền 150 triệu đồng mà bị cáo đã nhận và đã trả lại. 

Làm rõ nguồn gốc khoản tiền và hành vi thỏa thuận đưa nhận tiền của bị cáo Cầm Thị Bun Sọn và Hoàng Thị Thành đối với số tiền 440 triệu đồng mà bị cáo Sọn đã khai nhận. 

Từ đó, xác định đủ hay chưa đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ, nhận hối lộ theo điều 354 Bộ Luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn; có hay không tội đưa hối lộ đối với các đối tượng Trần Văn Điện, Nguyễn Minh Khoa,Lò Thị Trường, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Kim, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Mai Hà, Hoàng Thị Thành theo điều 364 Bộ Luật hình sự. 

Ngoài ra, HĐXX yêu cầu trưng cầu ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để làm rõ việc hướng dẫn quy chế thi, niêm phong bài thi... để làm rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan. Làm rõ hành vi của những người khác về việc cho niêm phong bài thi, túi thi, phòng chứa bài thi trắc nghiệm.

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

Top