Thủ tướng vừa ký Quyết định số 995/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Thủ tướng giao các Bộ lập 39 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong các lĩnh vực: Kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 27 quy hoạch như: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch tổng thể về năng lượng; Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế... do các Bộ: Giao thông vận tải, Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng tổ chức lập.
Trong sử dụng tài nguyên, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an được giao nhiệm vụ lập 10 quy hoạch như Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lâm nghiệp...
Quy hoạch bảo vệ môi trường và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch, tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và văn bản hướng dẫn thi hành, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia, nhằm đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch ngành quốc gia với các quy hoạch cấp quốc gia quy định tại Luật Quy hoạch.
2 Thứ trưởng Bộ Công an làm Thủ trưởng 2 cơ quan điều tra
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định bổ nhiệm chức danh tư pháp Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, ngày 10/8, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm chức danh tư pháp Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Theo đó, tại Quyết định số 4369/QĐ-BCA, ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Tô Lâm bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Bùi Văn Nam, sinh năm 1955, quê quán: Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Thứ trưởng Bộ Công an.
Tại Quyết định số 4389/QĐ-BCA, ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Tô Lâm bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Lê Quý Vương, sinh năm 1956, quê quán: Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; Thứ trưởng Bộ Công an.
Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Sai phạm tại Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh: Bí thư Thành ủy nói gì?
Chiều 8/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có buổi làm việc tại tỉnh Trà Vinh và công bố chính thức kết luận về những sai phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh.
Ông Lê Văn Hẳn – Bí thư Thành ủy Trà Vinh cho biết, kết luận chính thức hoàn toàn giống với thông tin được báo chí đăng tải trước đó.
“Chúng tôi hoàn toàn chấp nhận kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, sai phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó”, ông Hẳn nói.
Tại buổi công bố kết luận, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Thành ủy Trà Vinh chuẩn bị các bước tiếp theo để xử lý. Trước tiên, những cá nhân sai phạm sẽ làm kiểm điểm. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ thông báo thời gian triệu tập các cuộc họp để kiểm điểm vai trò trách nhiệm của từng người.
Trước đó, từ ngày 24 đến 26/7, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28. Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất trái quy định trong thời gian dài, gây thất thu lớn ngân sách nhà nước.
Về vi phạm, khuyết điểm của các cá nhân, các ông Diệp Văn Thạnh, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thành Tẩm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2016 và ông Trần Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Trà Vinh cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về các vi phạm trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của các ông Diệp Văn Thạnh, Trần Trường Sơn là rất nghiêm trọng; vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh và ông Phạm Văn Tám là nghiêm trọng; vi phạm của ông Nguyễn Thành Tẩm đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm. Những vi phạm trên đã làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền Thành phố, đến niềm tin của nhân dân, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Các ông Ngô Chí Cường, Nguyễn Trung Dũng, Trần Văn Đảnh, Lê Văn Hẳn, Bí thư Thành ủy Trà Vinh các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020 chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định.
Đường sắt trên cao: Chạy nhanh hơn, vé được trợ giá
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đầu tiên tại Hà Nội dự kiến sẽ được vận hành thử nghiệm trong tháng 8 này.
Là đơn vị sẽ tiếp nhận, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội cho biết: “Tuyến đường sắt dài 13,1km, có 12 ga hành khách. Tốc độ di chuyển bình quân của tàu trên cao là 35km/h, đây là vận tốc tối ưu hơn so với vận tốc của xe buýt BRT của Hà Nội là khoảng 20-23 km/h, xe buýt thường là 16-18km/h”.
Ông Trường cho biết thêm, công ty đã khảo sát phản ứng của hành khách về tuyến đường sắt trên cao, trong đó 98% những người được hỏi cho biết biết về dự án, 95% người dân nói sẽ đi thử xem sao.
Về giá vé, theo khảo sát, người dân chấp nhận vé lượt cao hơn so với buýt thông thường từ 35-35% và người dân thích sử dụng vé tháng, cũng như chấp nhận cao hơn giá vé tháng của xe buýt.
“Vé được trợ giá, nhưng sẽ cao hơn giá vé của các phương tiện công cộng khác. Tuy nhiên, vé tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ phải đảm bảo hợp lý để thu hút được người sử dụng xe cá nhân đi đường sắt đô thị”, ông Trường thông tin.
Đối với các quy định pháp lý áp dụng với tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay: Các quy định khai thác, vận hành của đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Sở GTVT Hà Nội triển khai xây dựng từ khoảng 2 năm nay. Ngày 31/7 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND TP.Hà Nội xem xét. Dự kiến trong tháng 8 này, thành phố sẽ phê duyệt.
Ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng đạt trên 96%, một số hạng mục xây dựng đang được hoàn thiện trong giai đoạn sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chuyên ngành thiết bị.
Các chuyên ngành thiết bị hiện nay đã nhập về công trường trên 95% trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh gần 80%, trong đó có một số thiết bị chuyên ngành chính liên quan đến hệ thống thiết bị điều khiển đoàn tàu.
Hiện, Tổng thầu Trung Quốc đang căn chỉnh đơn động từng hạng mục đã lắp đặt. Các hạng mục tại khu bảo dưỡng sửa chữa Depot cũng đang gấp rút hoàn thành. Ban Quản lý dự án cũng chỉ đạo Tổng thầu thực hiện căn chỉnh, chạy thử cho từng chuyên ngành được lắp đặt hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn một số hạng mục công tác hoàn thiện cũng đang gấp rút triển khai để vận hành trong thời gian tới.
Về kế hoạch vận hành chạy thử, ông Phương cho biết đã thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Hệ thống sẽ được cấp điện và đóng điện toàn tuyến trong tháng 8. Ngày 1/8, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã tiến hành thử cấp điện từ dây tiếp xúc cho đoàn tàu. Với phương pháp thử này, đoàn tàu đã được chạy trên toàn tuyến để kiểm tra nội dung cấp điện cho tàu.
Về nhân lực phục vụ vận hành thử nghiệm tuyến tàu, ông Phương cho biết, lực lượng chính là Tổng thầu Trung Quốc. Toàn bộ lực lượng của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam để tham gia vận hành thử nghiệm.
Xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức làm giả bệnh án tâm thần
Những ngày gần đây, nhiều thông tin giả hồ sơ bệnh án để trốn tránh việc xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với lãnh đạo một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Tại cuộc họp, đại diện Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, ngày 12/6/2018, bệnh viện (BV) nhận thông báo số 53 và 54 của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội về việc khởi tố bắt bị can tạm giam phục vụ điều tra với 2 viên chức của BV này là BSCK 2 Thân Thái Phong, Phó Trưởng khoa tâm thần người cao tuổi và ông Nguyễn Tuấn Sơn, kỹ thuật viên trưởng Khoa Dinh dưỡng. Trong đó, ông Sơn có trách nhiệm phân công công việc hàng ngày tại khoa Dinh dưỡng.
Lãnh đạo BV Tâm thần Trung ương 1 cũng cho biết, sau khi nhận được thông báo 1 ngày, BV đã có quyết định tạm hoãn hợp đồng làm việc 3 tháng đối với ông Sơn và ông Phong.
Qua 2 tháng, cơ quan CATP Hà Nội đang tiếp tục điều tra. Đến nay, BV vẫn chưa nhận được thông báo của CAHN về kết quả điều tra đối với 2 viên chức trên.
Ngoài ra, ngày 26/7, BV Tâm thần Trung ương 1 cũng nhận được công văn của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội về việc cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra lại 94 hồ sơ của bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện. Đến nay, BV đã kiểm tra kỹ số lượng hồ sơ bệnh án yêu cầu và cung cấp thông tin cho CATP Hà Nội. BV cũng đang phối hợp với CATP Hà Nội rà soát lại 94 hồ sơ bệnh án để xem có bệnh án giả mạo hay không.
Cũng tại cuộc họp này, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trường Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ để vi phạm pháp luật. Đề nghị các cơ quan tư pháp xử lý đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.
Công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào. Kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần được pháp luật quy định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
Hiện nay, dư luận cũng đang băn khoăn có những đối tượng phạm tội dùng mọi thủ đoạn như mua, làm giả giấy xác nhận bị bệnh, giả bệnh tâm thần để vào các Trung tâm, cơ sở y tế để khám, chữa bệnh để có hồ sơ bệnh án tâm thần để đối phó với cơ quan pháp luật. Do vậy, Bộ Y tế yêu cầu các bác sĩ, giám định viên pháp y, pháp y tâm thần càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng trước công việc hàng ngày, trước mỗi ca giám định, không để vật chất hoặc các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến kết luận giám định. Những trường hợp khó kết luận, cần tổ chức hội chẩn để đưa ra kết luận đúng đắn, chính xác./.
Trường nâng điểm chuẩn để 'loại' thí sinh: Bộ GD-ĐT nói gì ?
Trường CĐ Sư phạm Gia Lai công bố điểm chuẩn các ngành sư phạm cao bất ngờ, trong đó ngành sư phạm ngữ văn lên tới 23 điểm.
Trao đổi với báo chí, một thành viên ban giám hiệu nhà trường cho biết trường phải đặt mức điểm chuẩn cao như thế với ngành ngữ văn là để… đánh trượt thí sinh. Theo giải thích của vị cán bộ này, do chỉ có 4 thí sinh đăng ký vào, mà em có điểm xét tuyển cao nhất là 22,5 điểm, nên trường sẽ không thể mở lớp đào tạo ngành này. Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh (trượt nguyện vọng (NV) 1 thì sẽ đỗ NV2), nhà trường phải đẩy điểm chuẩn lên 23.
Trao đổi với PV., ông Trần Anh Tuấn, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết lãnh đạo Vụ đã nắm được nội dung sự việc, nhưng hiện vẫn yêu cầu trường báo cáo chính thức bằng văn bản. Ông Tuấn khẳng định, trường đã vi phạm nguyên tắc xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu (và không dưới sàn) trong công tác xét tuyển. Theo ông Tuấn, nếu do quá ít thí sinh đăng ký mà trường không thể nhận đào tạo thì sẽ có nhiều cách để giải quyết, vừa đảm bảo đúng quy chế, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Ông Tuấn còn cho rằng, dẫu động thái nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh không gây phiền hà cho thí sinh trong trường hợp cụ thể này thì nó vẫn là một việc trường không được phép làm...
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.