Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2019 | 11:27

Sự kiện 24/7: Từ 1/6, người say rượu không được lên máy bay

Từ ngày 1/6/2019, Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam có hiệu lực.

antd-_may_bay.png

Tại thông tư này có quy định chi tiết việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi.

Cụ thể, tại Điều 58, Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi ghi rõ: “Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích”.

Ngoài ra, hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần, việc chấp nhận chở hành khách hay không sẽ do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định.

Tuy nhiên, khi chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần thì phải thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt như: Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên máy bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian tác dụng của thuốc.

Cũng theo thông tư này, hành khách được mang tối đa 1 lít chất lỏng lên các chuyến bay quốc tế; dung tích mỗi bình chứa 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn.

Hà Nội công bố thanh tra toàn diện mua bán chế phẩm làm sạch nước hồ

Sáng ngày 31/5, Chánh thanh tra Thành phố Hà Nội Nguyễn An Huy cho biết, Thanh tra thành phố đã có Quyết định về việc thanh tra toàn diện việc mua bán, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

che_pham_bdpz.jpg

Chế phẩm Redoxy-3C sử dụng làm sạch nước hồ Hà Nội thời gian qua.

 

Cụ thể, Quyết định số 2383/QĐ-TTLN-PCTN ký ngày 31/5/2019, nêu rõ thời gian thanh tra có thời hạn là 45 ngày không kể ngày nghỉ, ngày lễ, tính từ ngày công bố quyết định thanh tra. Thành phần đoàn gồm các sở ngành liên quan như: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng. Trưởng đoàn thanh tra là bà Nguyễn Thúy Hằng – Phó Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội. 

Trước đó ngày 30/5, tại buổi giao ban công tác UBND thành phố Hà Nội tháng 5 năm 2019, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, vừa qua có một số thông tin dư luận phản ảnh liên quan đến tính minh bạch, hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Redoxy-3C, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã giao Thanh tra Thành phố chủ trì thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc mua, đánh giá hiệu quả sử dụng đối với chất Redoxy-3C và yêu cầu sau khi hoàn thành thanh tra phải công khai kết quả.

Đường sắt Cát Linh lỗi hẹn, Bộ trưởng GTVT lại “hứa” thêm lần nữa

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội ngày 17/5/2019, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã thay “hứa hẹn” sẽ đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vận hành thương mại vào 1 tháng cụ thể (như trước đó khẳng định sẽ vận hành vào tháng 4/2019), Bộ GTVT lại đưa ra tiến độ mới với cam kết tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2019.

 

duong-sat-cat-linh.jpg

Theo đó, Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã cả chục lần “lỡ hẹn” về đích, lần gần nhất theo “phấn đấu” của Bộ GTVT là vào tháng 4/2019. Tuy nhiên, tới nay đã hết tháng 5/2019, dự án này vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Theo Bộ GTVT, đến nay dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp. Riêng vật tư, thiết bị đã chuyển về đến công trường đạt khoảng 99% và lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị. Phần công việc 1% còn lại từ hơn nửa năm trước tới nay vẫn được báo cáo “đang xử lý”.

Cùng với việc không nói tháng nào của nửa cuối năm nay tuyến đường sắt đô thị đầu tiên cả nước có thể khai thác thương mại, Bộ GTVT lại tiếp tục dẫn ra hàng loạt khó khăn, vướng mắc của dự án.

“Dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu triển khai thực hiện công việc chưa theo đúng cam kết”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể báo cáo Quốc hội.

Theo ông Thể, các vướng mắc của dự án như: Tổng thầu (Trung Quốc) chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chúng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng…

“Bộ GTVT đã và sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo tổng thầu và các bên liên quan thực hiện”, ông Thể khẳng định.

Ngoài ra, theo Bộ GTVT, các dự án đường sắt đô thị hiện đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư (đội vốn), như: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Dự án đường sắt đô thị TPHCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ GTVT lý giải, do đây là các dự án lớn và công nghệ phức tạp lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam nên chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm quản lý thực hiện của Chủ đầu tư đối với các dự án lớn về lĩnh vực đường sắt đô thị rất mới và còn hạn chế. Cùng đó do thiếu kinh nghiệm nên tính toán tổng mức đầu tư không sát thực tế, phải thay đổi quy mô; Các tư vấn, nhà thầu thiếu kinh nghiệm về hệ thống quản lý và quy trình thủ tục ở Việt Nam…

Về trách nhiệm, Bộ GTVT nhìn nhận, để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án, trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư, tư vấn. Việc chậm giải phóng mặt bằng, thay đổi quy hoạch thuộc trách nhiệm địa phương, chủ đầu tư.

Giải pháp ông Thể đặt ra vẫn là các loại tăng cường như: Tăng cường phối hợp, nâng cao kỷ cương trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc…

TP.HCM: Tiền thu phí ôtô đậu dưới lòng đường không đủ trả công nhân viên

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo UBND TP liên quan đến phương án chi trả các khoản phí cho hoạt động thu phí sử dụng tạm lòng đường để đỗ ôtô tính trong năm 2018.

 

thu-phi-oto.jpg

TP. HCM bắt đầu tổ chức thu phí ôtô đậu dưới lòng đường với mức phí mới từ ngày 1-8-2018. Ảnh: NLĐO

 

Việc tổ chức thu phí ô tô thực hiện trên 22 tuyến đường, thuộc địa bàn các quận 1, 5 và 10 từ ngày 1-8-2018.

Theo Sở GTVT, trong việc xây dựng phương án chi trả các khoản phí cho hoạt động thu phí ôtô đậu dưới lòng đường, sở này trước đó đề xuất tỉ lệ để lại là 100% số phí chi trả cho 3 nội dung, gồm: Chi phí sử dụng kết nối đầu 1008, phí kết nối với các nhà mạng và phí thanh toán lương, khoản đóng góp theo lương cùng hỗ trợ cho lực lượng thu phí của các quận.

Sở GTVT tính toán từ ngày bắt đầu tổ chức thu phí đến hết năm 2018, phí sử dụng kết nối đầu số 1008 là 25 triệu đồng theo tỉ trọng doanh thu của từng quận. Còn việc phân bổ chi phí kết nối các nhà mạng, áp dụng chi trả 10% trên tổng số thu phí qua tin nhắn. Riêng số thu còn lại của từng quận, phương án là để lại cho địa phương tự cân đối lập và phê duyệt dự toán chi phí trả lương, các khoản đóng góp, hỗ trợ lực lượng thu phí.

Tuy nhiên, Sở Tài chính sau đó đề nghị lập dự toán chi tiết cho phần thu để lại ở các quận. Nội dung này, phía quận 1, 5 và 10 đều không thống nhất và cho rằng mức thu mỗi quận được để lại không đủ chi trả cho hoạt động thu phí. Lý do là mỗi địa bàn khác nhau, mức thu cao hay thấp tuỳ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của lực lượng thu phí. 

Bên cạnh đó, những quận có mức thu cao có thể hỗ trợ cho lực lượng gián tiếp như công an phường, tự vệ..., trong khi các quận có số thu thấp thì lập dự toán chi lương cho lực lượng trực tiếp cũng không đủ kinh phí nên phải cân đối từ các nguồn thu khác. 

Trước những nguyên nhân này, các quận đề nghị với mức thu được để lại, địa phương sẽ cân đối thêm các nguồn thu khác để chi trả cho lực lượng trực tiếp thu phí tối thiểu theo đúng các chế độ.

Sau khi làm việc với các đơn vị liên quan, Sở GTVT tiếp tục đề xuất UBND TP HCM chấp thuận phương án chi trả cho hoạt động thu phí ô tô đậu dưới lòng đường từ ngày 1-8 đến 31-12-2018 là 100% số thu phí. Các khoản thu sau khi sử dụng để chi trả cho việc kết nối đầu 1008, phí kết nối với các nhà mạng thì để lại cho các quận.

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Top