Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) khai trương ngày 9/12/2019.
Lợi ích mang lại cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là trong quá trình vận hành Cổng DVCQG là đầu mối giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công.
Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.
Đồng thời, với vai trò đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều do có thể tái sử dụng các thông tin đã có và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.
Theo tính toán chi phí xã hội thực hiện 8 nhóm dịch vụ công, giả định với số lượng giao dịch như năm 2018,việc chuyểntừ phương thức trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm, trong đó, tính riêng chi phí tiết kiệm được do thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỷ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cổng dịch vụ công quốc gia với các nền tảng, dữ liệu dùng chung cũng sẽ giúp hạn chế việc đầu tư dàn trải tại các bộ, ngành, địa phương và giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC, tăng trách nhiệm giải trình và năng lực phản ứng chính sách, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
Cổng dịch vụ công quốc giahướng tới việc số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng hàng năm của LHQ.
Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ công, bao gồm 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố là: Đổi giấy phép lái xe, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.
Bên cạnh đó cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mãi, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp;
Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại TP. Hồ Chí Minh là Đăng ký hộ kinh doanh và Đăng ký thuế; Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phòng là Đăng ký khai sinh…
Trong quý I/2020 sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm và thu phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm tại Dự án số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Việc xử lý vi phạm tại Dự án số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo (Thông báo số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 và các Công văn: số 2174/VPCP-KTN ngày 31/3/2016; số 5278/VPCP-KTN ngày 28/6/2016; số 5805/VPCP-KTN ngày 13/7/2016, số 1404/TTg-CN ngày 15/10/2018...). Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội rất chậm trong việc chỉ đạo xử lý, đến nay vẫn tồn tại, kéo dài.
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm việc này, bảo đảm kỷ cương, pháp luật, an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
Tại Thông báo kết luận số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nêu rõ, việc vi phạm các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị tại số 8B phố Lê Trực là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chủ đầu tư đã bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo giấy phép xây dựng, đồng thời không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị. Vụ việc này là biểu hiện yếu kém về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị. Yêu cầu phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm của Chủ đầu tư Dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Vì sao SGK tiếng Anh đến giờ G vẫn chưa được công bố?
Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đã công bố 32 cuốn SGK lớp 1 trong chương trình GDPT mới, tuy nhiên trong số này không hề có SGK môn tiếng Anh.
Một số mẫu SGK lớp 1 mới được Bộ GD-ĐT giới thiệu.
Các cuốn sách giáo khoa lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ GD-ĐT công bố, song 6 cuốn sách tiếng Anh của các nhà xuất bản đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Lý giải về điều này, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết 32 SGK đã được phê duyệt, công bố là sách của môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Tiếng Anh là môn học tự chọn nên 6 bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 sẽ được công bố sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế, môn tiếng Anh cũng nằm trong thiết kế của Chương trình giáo dục phổ thông mới, được thẩm định theo một quy định, hệ thống tiêu chí của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành giống như các môn học, hoạt động giáo dục khác. Vậy có lý do gì đến nay cuốn sách này vẫn chưa được Bộ công bố.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, thực tế hiện nay các nhà xuất bản đều đã hoàn thiện SGK tiếng Anh lớp 1 và được hội đồng thẩm định sách giáo khoa thông qua. Tuy nhiên đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa phê duyệt cuốn sách này do tác giả không phải người Việt Nam.
“Sách này đã được viết, hội đồng thẩm định đã thông qua, nhưng Bộ vẫn chưa phê duyệt. Hội đồng thẩm định thông qua có nghĩa là những cuốn sách này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt nội dung, hình thức, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tất cả các tiêu chí đều đã đáp ứng, nhưng vì sao Bộ vẫn chưa phê duyệt? Theo tôi được biết thì vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Bộ muốn tác giả viết sách phải có người Việt Nam, thậm chí người Việt Nam làm chủ biên, nhưng tất cả các cuốn sách tiếng Anh này lại đều do người nước ngoài viết”, GS Thuyết cho hay.
Theo Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới, Thông tư 33 của Bộ GD-ĐT không hề quy định tác giả viết sách giáo khoa phải là người Việt Nam. Phải chăng chỉ vì ngại dư luận bàn tán mà Bộ GD-ĐT không muốn phê duyệt sử dụng những cuốn SGK của tác giả nước ngoài?
Cũng theo Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, phần lớn những cuốn sách nói trên từ nhiều năm nay đã được sử dụng rộng rãi trên cả nước trong đó có Hà Nội, TP HCM.
GS Thuyết cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc các nước sử dụng SGK của nhau là bình thường. Ví dụ, SGK nhiều môn học phổ thông của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Ngay Australia cũng sử dụng SGK Khoa học Xã hội và Nhân văn do Đại học Cambridge viết theo chương trình giáo dục phổ thông Australia. Thời buổi hội nhập này mà vẫn bế quan tỏa cảng thì học sinh và giáo viên Việt Nam khó có cơ hội được tiếp cận những cuốn SGK nước ngoài.
“Tôi được biết đang có ý kiến chỉ đạo phải bổ sung chủ biên là người Việt Nam. Thực tế, chuyên gia Việt Nam đã cùng làm việc với các tác giả nước ngoài để họ chỉnh sửa theo chương trình Việt Nam. Nhưng các chuyên gia Việt Nam đóng vai trò gì trong cuốn sách là thỏa đáng: là cố vấn, là tác giả hay chủ biên? Điều này phụ thuộc vào đóng góp của mỗi chuyên gia nhất định và thỏa thuận với tác giả cũng như nhà xuất bản nước ngoài.
Tôi vẫn cho rằng giả sử trình độ lý luận của các chuyên gia ngang nhau thì một người nói tiếng Anh viết sách dạy tiếng mẹ đẻ của mình cho người nước ngoài sẽ tốt hơn là một người sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ viết. Ít nhất là ngôn ngữ trong sách sẽ “đặc Anh” hơn, thật hơn. Nhiều người ra nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài đều biết nói đúng ngữ pháp nhiều khi chưa chắc đã là đúng vì thực tế người nước ngoài không nói như vậy.
Những cuốn sách giáo khoa nước ngoài viết tốt là nguồn chất xám nước ngoài viện trợ cho mình. Không nên dựng rào cản để bỏ lỡ cơ hội được viện trợ chất xám” GS Thuyết” nói.
Cháy quán ăn ở Vĩnh Phúc, 4 người chết
Hiện trường quán ăn - nơi xảy ra vụ cháy. (Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN)
Liên quan đến vụ cháy làm 4 người chết, xảy ra lúc rạng sáng 7/12, tại quán ăn trên đường Lạc Long Quân, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết đã xác định được danh tính các nạn nhân.
Bốn nạn nhân tử vong gồm: Nghiêm Thị Thanh, sinh năm 2002; Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1996 đều ở xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Bùi Quang Duy, sinh năm 2003 ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1998 ở xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, chủ quán ăn bị cháy là Nguyễn Văn Bắc, sinh năm 1972 ở khu Gốc Đề, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Quán ăn được kết cấu chủ yếu bằng khung thép, dựng 2 tầng trên diện tích 200m2.
Trước đó vào khoảng 3 giờ 30 sáng 7/12, trên địa bàn phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra một vụ cháy ở quán ăn ở số 59 Lạc Long Quân.
Ngọn lửa bùng cháy to, khói nghi ngút bao trùm đã nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ nhà hàng và lan sang nhà lân cận, làm 4 người thiệt mạng.
Nhận được tin báo cháy, lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động lực lượng, kỹ thuật, phương tiện có mặt tại hiện trường tiến hành chữa cháy và cứu người bị nạn. Đến 5 giờ cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.
Hiện, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân vụ cháy.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.