Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 3 năm 2020 | 10:46

Sự kiện 24/7: Xử lý nghiêm lãnh đạo địa phương để tụ tập trên 20 người

Theo Chỉ thị 15/CT-TTg, từ 0h ngày 28/3 phải tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

Theo Chỉ thị 15/CT-TTg, từ 0h ngày 28/3 phải tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.

 

nhau.jpg

Đồng thời, Thủ tướng cũng khuyến cáo người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch sẽ bị quản lý như đi từ vùng dịch..

Mức phạt nếu cố tình tụ tập đông người ở vùng dịch Covid-19

Ngoài những cá nhân, tổ chức đang nâng cao tinh thần “chống dịch như chống giặc” thì vẫn còn nhiều người chủ quan, thiếu cảnh giác, coi thường dịch bệnh.

Đối với những trường hợp cố tình tụ tập đông người, pháp luật có chế tài xử phạt khá nghiêm khắc. Cụ thể, khoản 6, Điều 11, Nghị đinh 176/2013/NĐ/CP quy định như sau:

Như vậy, đối với hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Để tránh bị xử phạt, người dân cần ghi nhớ lịch cấm tụ tập trên 10 người trong vùng có dịch sẽ bắt đầu từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020.X

 

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

 

 Hà Nội công bố các cửa hàng được mở cửa trong cao điểm mùa Covid 

kd.jpg

Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ra Công văn hỏa tốc số 1047/UBND-KGVX về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 với nhiều nội dung quan trọng.

Theo đó, danh sách cơ sở kinh doanh được phép mở cửa, gồm:

- Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ);

- Trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, văn phòng cho thuê, bệnh viện);

- Chợ dân sinh (gồm các gian hàng lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, đồ khô);

- Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ);

- Các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây;

- Chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh;

- Dịch vụ khám - chữa bệnh;

- Dịch vụ ngân hàng;

- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu gas khí đốt.

Ngoại trừ các cơ sở kinh doanh nêu trên, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đều phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Ngoài ra, Công văn còn nêu rõ, áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người từ 00 giờ ngày 28/3/2020:

- Tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4/2020. Đối với các loại xe taxi và xe hợp đồng, yêu cầu không được dùng điều hòa, hạ kính, bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe và hành khách, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách;

- Các trường học, cơ sở dạy nghề tiếp tục nghỉ học đến 15/4/2020, không tổ chức cho học sinh đến trường dưới mọi hình thức.

- Dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong 01 phòng. Khi tập trung dưới 20 người phải tiến hành khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người…

Công văn được ban hành ngày 27/3/2020.

 

Đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm thường xuyên liên tục cho người dân 

thuc-pham.jpg

Khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Hà Đông. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

 

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, để bảo đảm cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Cùng với đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly nếu có.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối tổ chức các điểm bán hàng mới, các điểm bán hàng tạm thời, lưu động, dã chiến để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục nhu yếu phẩm cho người dân trong trường hợp các điểm bán hàng thuộc hệ thống của các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn bị đóng cửa vì các lý do dịch bệnh như có trường hợp nhiễm bệnh trong khu vực của điểm bán hàng hoặc thực hiện phương án giảm mật độ người dân đến mua sắm.

Bộ Công Thương cũng lưu ý các đơn vị này hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm như chợ và các điểm bán hàng của doanh nghiệp phân phối theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm vừa bảo đảm cung ứng liên tục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, Bộ đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai chỉ đạo trên, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời thông tin về Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

 

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Những năm gần đây, dựa vào tiềm năng đất đai, khí hậu,… nông dân các địa phương ở Sơn La đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng thương hiệu cho nông sản… Cùng nhau thi đua sản xuất để làm giàu cho gia đình và quê hương.

  • Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Có thời điểm diện tích mía của Thanh Hóa lên tới 32,1 nghìn ha và được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương trong tỉnh. Vì lý do khác nhau mà nhiều hộ dân đã phải chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Đâu là hướng đi cho cây mía xứ Thanh?

  • Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản

    Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản

    Sáng 18/3, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo Tham vấn hoàn thiện chính sách pháp luật về xây dựng thương hiệu nông sản.

Top