Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường.
Đó là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trình bày báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước Quốc hội sáng nay (23/10).
Thủ tướng cho biết: Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%, ước cả năm đạt 6,7%. Đạt được kết quả này là nhờ cả 3 khu vực tăng trưởng khá đồng đều: Nông nghiệp tăng 2,78% (gấp hơn 4 lần cùng kỳ), trong đó thủy sản tăng cao 5,42%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước cả năm đạt 35 tỷ USD. Công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%. Khu vực dịch vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm 2008. Thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt 9,45 triệu lượt, ước cả năm 13 triệu lượt, tăng 30%; khách trong nước đạt 57,9 triệu lượt, ước cả năm 75 triệu lượt, tăng 12%.
Về ngành nông nghiệp, Thủ tướng đánh giá: Thời gian qua, ngành đã đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, tăng cường hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Việc chuyển đổi một phần đất lúa sang nuôi trồng khác, bước đầu phát huy hiệu quả, nhất là nuôi tôm giá trị tăng khoảng 4,5 lần. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; đến nay có 38 đơn vị cấp huyện và 31,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch đề ra (31%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm; năng suất lao động chưa cao. Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng thấp. Quy định pháp luật còn bất cập, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công chậm. Nợ công cao; xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đạt thấp. Phát hiện thêm nhiều dự án đầu tư của DNNN chậm tiến độ, hiệu quả thấp, thua lỗ, thất thoát. Tình hình sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng thành lập mới khá cao nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, gắn kết với khu vực FDI còn hạn chế.
Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường.
Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển những sản phẩm có thế mạnh như tôm, cá tra, gạo chất lượng cao, trái cây, rau quả, một số loại cây công nghiệp, dược liệu. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, ngành nghề tại các vùng bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Phát triển mạnh kinh tế hợp tác, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Dương Thanh
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.