Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2017 | 9:10

Thách thức lớn nhất của ngành gỗ năm 2017 là nguồn nguyên liệu

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, năm 2017 và thời gian tới, ngành gỗ sẽ có 4 thách thức về nguồn gỗ nguyên liệu.

Thứ nhất là thách thức về thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều sản phẩm gỗ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm dăm mảnh; các loại ván nhân tạo; gỗ dùng cho xây dựng... với trên 130 cơ sở sản xuất đang hoạt động.

Với số lượng nhà máy nhiều như vậy sẽ dẫn tới việc cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu giữa các cơ sở.

thach thuc lon nhat cua nganh go nam 2017 la nguon nguyen lieu hinh 1
Thách thức lớn nhất của ngành gỗ trong năm nay là nguồn nguyên liệu (Ảnh minh họa: KT)

Thứ hai là thách thức về chất lượng gỗ rừng trồng trong nước. Đến nay, gỗ rừng trồng trong nước của Việt Nam có các hạn chế là gỗ chủ yếu có đường kính nhỏ. Chất lượng cây gỗ như độ thon, phân cành sớm, giác đầu, lõi đen, tỷ trọng thấp, chưa được cải thiện; năng suất tính trên 1 ha cho 1 chu kỳ chưa cao, tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phầm và sức cạnh tranh thấp.

Thứ ba là thách thức về gỗ có chứng chỉ rừng (FSC, PEFC). Đến nay, đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có 8% diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vững. Trong khi đó, yêu cầu trong các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC và gỗ hợp pháp là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Thách thức nữa là nguồn cung trong tương lai gần.

"Thách thức quan trọng nhất là nguyên liệu. Nhập khẩu bây giờ ngay cả trong nước, các thị trường, đặc biệt là EU và Mỹ yêu cầu gỗ đó phải là gỗ có chứng chỉ, có nguồn gốc hợp pháp" - oong Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết.

Theo ông Quyền, có sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, thị trường Việt Nam mua đều có Trung Quốc. Từ đó dẫn đến giá nguyên liệu sẽ tăng lên, kiểm soát truy xuất sẽ phức tạp hơn, chi phí tăng lên./.

Theo Bảo Ngọc/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Bảo hiểm nông nghiệp, “lá chắn” tài chính cho nông dân

    Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Top