Sáng nay (24/3), Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn, nhưng thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp.
Theo báo cáo của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới, Chính phủ phấn đấu trong nhiệm kỳ tới: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%.
Về xã hội, Chính phủ xác định, đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9-10 bác sỹ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0-1,5%/năm.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP. HCM) và nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn. Ngay sau khi Đại hội Đảng XI đã ban hành Nghị quyết về siết chặt chi tiêu, ổn định vĩ mô, đó là quyết định đúng đắn. Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược có nhiều kết quả, nhất là đầu tư về hạ tầng, tăng được sức cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay vẫn còn quá nhiều yếu kém, đòi hỏi trong 5 năm tới phải có những giải pháp đột phá
Theo ông Lịch, thử thách lớn nhất trong 5 năm tới là phải tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp một cách căn bản để thay đổi tình hình. Bởi nông nghiệp hiện nay đang có nhiều rủi ro với biến đổi khí hậu bên cạnh rủi ro về thị trường, đó là thách thức kép, liệu chúng ta có vượt qua được không (?).
Tái cơ cấu nông nghiệp thì phải tính thực hiện thực tế. Chẳng hạn, đầu tư cho ngư nghiệp nhưng đến nay chưa xây dựng được các trung tâm nghề cá, các đội tàu hậu cần hiện đại. Biến đổi khí hậu gay gắt khiến phải đặt ra việc tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi cây trồng. Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề khởi nghiệp phải được làm mạnh, thể hiện dưới những đạo luật của Quốc hội. Hội nhập quốc tế phải tính để tránh bẫy tự do thương mại, không tận dụng được cơ hội lại bị xâm nhập thị trường, chúng ta phải tính từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể, Nhà nước phải là bà đỡ thực sự, không thể khoán trắng cho doanh nghiệp được. Muốn doanh nghiệp cạnh tranh thành công thì đầu tiên phải cạnh tranh quốc gia và đó là vấn đề của Nhà nước. Cùng với đó, giải bài toán cải cách các ngân hàng hiệu quả nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tích tụ khó khăn.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) cho rằng, nếu không có tầm nhìn dài hạn với vựa lúa ĐBSCL thì nguy cơ mất là điều hoàn toàn có thể bởi khu vực này đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra xâm nhập mặn, hạn hán; các nước xây đập ở đầu nguồn gây cạn kiệt nguồn nước... Phải tính toán các giải pháp đối với khu vực này một cách dài hạn, không thể chỉ là tình thế như hiện nay. Rất nhiều đất đai quá lãng phí, rất nhiều dự án để hoang hóa, lãng phí kéo dài, cần kiên quyết thu hồi những dự án theo kiểu lấy đất rồi để đó”.
“Báo cáo của Chính phủ cần đề cập lại quan điểm xuyên suốt của Đảng đó là mục tiêu giảm nghèo, nhưng phải song song với đảm bảo chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, thành phần trong xã hội. Điều này cần tiếp tục được đặt ra và có chỉ tiêu phấn đấu để trong 5 năm tới, khoảng cách này như thế nào thể hiện được chính sách giảm nghèo của Việt Nam, đảm bảo sự công bằng. Ngoài ra, cần lưu ý phát triển kinh tế biển, vấn đề này sẽ như thế nào? Bên cạnh hạn hán, biến đổi khí hậu, chúng ta cần nhìn nhận nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền để ứng xử trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đảm bảo yếu tố bền vững hơn”, đại biểu Võ Thị Dung (TP. HCM) nói.
D.Thanh
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.