Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới làm trưởng đoàn, đã khảo sát thực tế, thẩm định hồ sơ, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ XDNTM của TP.Sầm Sơn.
Đoàn thẩm định đã đi kiểm tra thực tế việc thực hiện các tiêu chí NTM cấp huyện, thành phố tại công ty xuất khẩu thủy sản FXPT và Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, không gian Quảng trường biển Sầm Sơn, việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa quanh khu vực núi Trường Lệ, phát triển hạ tầng và đời sống Nhân dân tại các xã Quảng Đại, Quảng Hùng và Quảng Minh, tham quan Trung tâm Điều hành TP Thông minh Sầm Sơn.
Thành Phố Sầm Sơn hiện có 11 đơn vị hành chính, trong đó 8 phường và có 3 xã. Trong quá trình XDNTM, thành phố Sầm Sơn đã huy động sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, từ năm 2010 đến nay, thành phố đã huy động trên 977 tỷ đồng, trong đó huy động từ nhân dân chiếm trên 74%. Do vậy, TP. Sầm Sơn đã trở thành điển hình trong phát triển dịch vụ thương mại, quy hoạch và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở.
Trong giai đoạn 10 năm từ 2010-2020, tốc độ giá trị sản xuất của thành phố đạt 14,8%, giá trị sản xuất đạt hơn 5.060 tỷ đồng và năm 2021 đạt 7.373 tỷ đồng. Hoạt động du lịch có nhiều đổi mới, khai thác ngày càng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã đầu tư về Sầm Sơn, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội khang trang, hiện đại.
Cùng với huy động sức dân, TP. Sầm Sơn đã tranh thủ nhiều nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng NTM. Hơn 10 năm qua, toàn thành phố đã nâng cấp, xây dựng mới và kiên cố hóa gần 70 km kênh mương cho phát triển sản xuất, hiện đại hóa hàng chục tuyến giao thông. Với hạ tầng và thiết chế văn hóa, thành phố đã dành hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ để trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích. 27 công trình trường học với 156 phòng học và 6 nhà hiệu bộ được đầu tư xây dựng mới, nhiều trường khác được đầu tư chỉnh trang khuôn viên, đáp ứng nhu cầu dạy và học tại các địa phương. Toàn thành phố có 14 chợ, cùng hệ thống hạ tầng thương mại và cơ sở kinh doanh đã đáp ứng đủ nhu cầu mua bán của nhân dân. Riêng tại 3 xã xây dựng NTM, 3 trung tâm văn hóa và khu vui chơi thể dục thể thao cấp xã, 16 nhà văn hóa cấp thôn đã được đầu tư xây dựng khang trang, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng và luyện tập thể dục thể thao cho các tầng lớp nhân dân. 15 trạm biến áp hạ thế cùng hệ thống đường dây 63,5 km cũng giúp người dân 3 xã mới đạt chuẩn NTM có nguồn điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đã đạt hơn 53,36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm xuống chỉ còn 0,45%. Có 3 xã của thành phố đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Quá trình xây dựng NTM của thành phố cũng có đặc thù riêng khi liên tục phải thay đổi kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu tổng quát. Từ khi triển khai chương trình vào năm 2010 đến 2015, thị xã Sầm Sơn (cũ) triển khai nhiệm vụ xây dựng NTM cho duy nhất xã Quảng Cư. Đến năm 2016, thành phố lại được sáp nhập thêm 6 xã của huyện Quảng Xương. Do vậy thành phố lại tiếp tục thay đổi kế hoạch để xây dựng NTM đồng loạt ở 7 xã.
Tiếp tục sau 1 năm thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết công nhận Sầm Sơn từ thị xã lên thành phố. Do vậy, các xã mới sáp nhập được nâng cấp từ xã lên phường. Từ thời điểm này Sầm Sơn chỉ còn 3 xã thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM là Quảng Đại, Quảng Hùng và Quảng Minh. Cho đến nay, có 3/3 xã đều được công nhận đạt chuẩn NTM đây là cơ sở để thành phố đầu tư hoàn thiện các tiêu chí cấp huyện, hướng đến mục tiêu được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục Trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đánh giá cao nhiều tiêu chí vượt chuẩn của TP. Sầm Sơn, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục phải khắc phục trong thời gian tới, những nội dung cần bổ sung, sửa chữa trong hồ sơ.
Cũng theo ông Tiến, mục tiêu lâu dài trong XDNTM ở TP. Sầm Sơn nên theo hướng đô thị hóa nên xây dựng các tiêu chí, nhất là tiêu chí hạ tầng ở các xã ven đô mới được sáp nhập phải theo tiêu chuẩn đô thị. Ông Tiến cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa, các sở, ngành liên quan và TP. Sầm Sơn tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các tiêu chí còn thiếu như phát triển nông nghiệp, hoàn thiện hệ thống xử lý rác và nước thải, trồng bổ sung hoa, cây xanh trên các tuyến đường và khuôn viên các công trình văn hóa, trường học, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên đại bàn thành phố.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Lê Đức Giang Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những đánh giá của Đoàn thẩm định liên ngành. Những ý kiến còn băn khoăn của các thành viên Đoàn công tác sẽ được tỉnh tiếp thu, chỉ đạo TP. Sầm Sơn và các sở, ngành liên quan khắc phục, mong các thành viên đến từ các bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Điều phối XDNTM Trung ương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để Sầm Sơn sớm được công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM của tỉnh phối hợp với TP. Sầm Sơn và MTTQ tỉnh, kiểm tra, làm rõ một số xã, phường có tỷ lệ hài lòng của người dân chưa đạt 80% , từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo TP Sầm Sơn tiếp thu ý kiến của các thành viên trong đoàn, chủ động phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh để hoàn thiện lại các hồ sơ thủ tục. Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố du lịch thông minh, hiện đại, tiến tới thành thành phố du lịch có sản phẩm độc đáo hàng đầu cả nước trong giai đoạn tới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.