Hôm nay (21/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, các đại biểu góp ý và đưa ra nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến quy định về các đối tượng kê khai tài sản, cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng…
Theo đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội): “Việc liên quan đến đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, chúng tôi thấy đối tượng kê khai nếu như chúng ta chỉ giới hạn ở 7 chấm thì rõ ràng không phủ hết mà chúng ta xác định rằng tham nhũng vặt cũng là tham nhũng nhưng mà tham nhũng vặt lại tạo ra một bất an trong xã hội. Còn tham nhũng ở các khu vực có quyền lực thì lại tác hại rất lớn, lại xuất phát giữa hai khu vực này có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phải mở rộng ở trong khu vực nhà nước chứ không phải mở rộng ra ngoài khu vực nhà nước để bảo đảm chống tham nhũng triệt để”.
Đại biểu Chiến cho rằng, việc công khai, minh bạch kê khai tài sản, thu nhập, để xác định đối với việc kê khai cần thiết nhưng kê khai ở đối tượng thuộc chủ thể và phạm vi phải kê khai tài sản là chủ thể của luật này về tham nhũng mới phù hợp. Minh bạch là minh bạch ở đâu, minh bạch trong phạm vi thông báo ở thời điểm nào thích hợp, chứ trong này thiết kế là những cuộc lấy ý kiến về bổ nhiệm hay bầu cử thì đưa ra đấy có phải là đưa ra công khai tài sản ở chỗ đó để phát hiện tham nhũng không, đó không phải, mà vấn đề phát hiện tham nhũng, chống tham nhũng phải từ trước, phải kê khai ở trong các đơn vị, ở trong chi bộ, như tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Do vậy, trong điều luật này thiết kế đưa ra cuộc thăm dò, bỏ phiếu, vấn đề bầu cử Quốc hội không có hiệu quả và không thực tế.
“Đặc biệt, đối tượng tham nhũng ở trong này cũng như Điều 4 khoản 1 giải thích về tham nhũng, tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. Vậy, xác định rõ rằng giới hạn hành vi tham nhũng để có được tài sản do tham nhũng thì khi xác định tài sản từ tham nhũng thì phải có biện pháp xử lý tài sản đó”, đại biểu Chiến nhấn mạnh.
Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cũng cho rằng, về đối tượng kê khai tài sản thu nhập ở Điều 44, theo đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian qua đối tượng kê khai tài sản quá rộng, điều kiện thực hiện chưa phù hợp, cho nên kết quả đạt được rất hạn chế, mang nặng tính hình thức, không tập trung vào nhóm người có chức vụ, quyền hạn. Với 2 phương án nêu trong dự thảo, tôi nhất trí theo phương án 2 để thu hẹp hơn đối tượng có trách nhiệm kê khai tài sản theo luật này và tập trung vào nhóm đối tượng mà mục tiêu của Luật Phòng, chống tham nhũng cần đạt được.
Trong thời gian tới đây, với nhóm đối tượng như phương án 2 cần tập trung tổ chức thực hiện có kết quả rõ rệt thì sẽ khắc phục được tính hình thức như lâu nay. Bên cạnh đó, dự thảo đã quy định với nhóm cán bộ, công chức giữ chức vụ phụ cấp dưới 0,7 trong một số trường hợp do Chính phủ quy định. Quy định như vậy phù hợp với thực tế và sẽ đảm bảo không để sót, lọt người có hành vi tham nhũng, vẫn đạt được mục đích, yêu cầu của việc kê khai tài sản trong Luật Phòng, chống tham nhũng. Hơn nữa, người không trong diện kê khai tài sản, nếu phát hiện có hành vi tham nhũng thì vẫn đủ các công cụ, các quy định của pháp luật để xử lý.
Còn đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại nhận định tham nhũng là căn bệnh cần thuốc đặc hiệu.
“Nếu nói là căn bệnh chúng ta đang muốn có một thang thuốc đặc hiệu nhưng xu thế hiện nay tôi cảm thấy chúng ta đang pha loãng ra, làm mất đi hiệu lực thực sự, tham nhũng chúng ta phải xác định rõ nội hàm của nó, còn xã hội được điều chỉnh bởi rất nhiều luật khác nhau. Ví dụ, tôi có rất nhiều tài sản bất minh, nhưng nếu nó không phải ăn cắp của nhà nước thì làm sao gọi là tài sản tham nhũng được. Cho nên phải quy tham nhũng gắn liền với quyền lực và phương hại đến công quỹ. Nếu không phải là công thì không phải tham nhũng, là bệnh khác, nếu không có quyền thì không thể tham nhũng được. Vì thế, tôi cho là ta cần phải làm rõ, nếu ta coi tham nhũng là một căn bệnh, đã bao giờ chúng ta là một công chức ký 2 chữ ký để lấy một món tiền gọi là phụ cấp đi họp không, bởi vì quy định của Bộ Tài chính là như vậy, hành vi đó đã là tham nhũng vì khác với luật pháp và phương hại đến công quỹ và đó là sổ mũi, hắt xì hơi của bệnh tham nhũng.
Chúng ta phải thay đổi cơ chế đi cho hợp lý, nếu để tràn lan như hiện nay thì cuối cùng chính con cá to lọt, chúng ta toàn bắt con cá nhỏ. Tôi nghĩ trước hết chúng ta phải huy động toàn bộ hệ thống pháp luật, chứ không phải chỉ Luật Phòng, chống tham nhũng. Còn phòng, chống tham nhũng tập trung vào những người sử dụng quyền lực để mưu tư lợi cho mình thì điều đó mới là tham nhũng, chuyện minh bạch tài sản là chuyện rất cần thiết của xã hội hiện đại, áp dụng cho tất cả mọi người ở các nước. Chúng ta chưa làm thì bây giờ chúng ta phải làm từng bước, không phải công chức chỉ là một đối tượng riêng phải làm, mọi người dân đều phải làm, mọi nguồn thu nhập đều phải làm.
Trước mắt, phải tập trung vào những người có khả năng liên quan đến luật. Một người cảnh sát có thể lấy tiền của người dân thì đó không phải tham nhũng, mắc những tội khác. Còn một công chức có quyền lực, dùng quyền lực đó làm phương hại đến công quỹ thì đấy là tham nhũng. Tôi cho phải làm thế, chúng ta mới có thuốc đặc hiệu, nếu chúng ta cứ pha loãng như thế này chỉ là một thứ uống vacxin thì cũng rất cần thiết, nhưng chúng ta không khắc phục được thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, gây bức xúc cho chúng ta”, đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
D.T
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.