Những năm vừa qua, xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Chúng tôi đến thăm xã Thanh Dương (Thanh Chương) vào một ngày giữa tháng 9, vụ hè thu được mùa đang trở thành động lực để người dân đang hối hả gieo trỉa ngô đông trên đất lúa. Sau hai năm về đích nông thôn mới xã Thanh Dương như thay áo mới, khoác lên mình bộ mặt của một vùng quê đang ngày càng khởi sắc.
Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Sỹ Hùng chủ tịch UBND xã, chia sẻ: Cái được lớn nhất của xây dựng nông thôn mới ở Thanh Dương là việc dồn điền đổi thửa, nhiều năm trước đây ruộng đất của người dân manh mún, khó canh tác do vậy mà tình trạng bỏ hoang khá nhiều, từ khi xây dựng nông thôn mới thành công, đã giúp cho người dân dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nhờ vậy mà năng suất hiệu quả canh tác trên một đơn vị diện tích cao hơn hẳn. Ngoài ra, còn phải đến hệ thống giao thông nông thôn, hiện nay 100% tuyến đường liên xã đã được bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thông thương do vậy mà địa phương có điều kiện phát triển một cách toàn diện.
Người dân huyện Thanh Chương nặng động tìm những loại cây có giá trị kinh tế đưa vào sản xuất
Rời Thanh Dương chúng tôi đến thăm xã Thanh Hưng. Theo lời giới thiệu của chủ tịch xã, chúng tôi đến thăm mô hình gia trại của gia đình anh Trần Văn Phồn ở thôn 9, một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của địa phương.
Anh Phồn chia sẻ: "Dưới sự động viên ủng hộ của xã, năm 2014, tôi đầu tư xấp xỉ một tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt với quy mô từ 500-900 con/năm. Nếu giá cả ổn định mỗi năm tôi thu lãi gần 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Hiện, giá cả bấp bênh nhưng tôi vẫn cố duy trì số lượng đàn gần 500 con để ổn định sản xuất".
Theo ông Lê Văn Nghị chủ tịch UBND xã: Điều kiện tự nhiên và xã hội của Thanh Hưng không thuận lợi cho sự phát triển chung của địa phương, nhưng trong những năm qua, với ý chí nỗ lực, sự đồng thuận, đoàn kết quyết tâm cao từ cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, con em xa quê, Thanh Hưng đã tạo ra sự phát triển khá toàn diện. Địa phương cũng đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với hàng chục mô hình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm trở lên. Thanh Hưng phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình Trần Văn Phồn xã Thanh Hưng huyện Thanh Chương cho thu nhập cao
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội địa phương, là động lực đổi thay diện mạo vùng nông thôn, trong thời gian qua huyện Thanh Chương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tiến hành lập quy hoạch và xây dựng đề án trên cơ sở các thế mạnh từng vùng, bám sát các tiêu chí NTM.
Chỉ đạo các thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xuống các xã nắm bắt tình hình, tìm hiểu lợi thế từng vùng, từng xã, từ đó tham mưu cho các xã có phướng án thực hiện các tiêu chí có hiệu quả nhất. Tổng nguồn lực thực hiện từ khi triển khai chương trình đến nay (30/6/2017) là 1.442,33 tỷ đồng. Trong đó: 06 tháng đầu năm 2017 đã huy động được 58,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay toàn huyện Thanh Chương đã có 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Thanh Lĩnh, Thanh Dương, Thanh Giang, Thanh Đồng, Thanh Văn, Thanh Tiên, Thanh Hưng, Thanh Liên và Thanh Lương. Đồng thời phấn đấu 03 xã Thanh Yên, Hạnh Lâm và Thanh Hòa đạt chuẩn NTM năm 2017. Uớc thực hiện, đến cuối năm 2017 bình quân số tiêu chí đạt chuẩn trên toàn huyện là 14,74 tiêu chí/xã.
Có thể thấy rằng, sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn huyện đã huy động được hơn 1.300 tỷ đồng; vận động nhân dân hiến hơn 46,13ha đất; di dời công trình tài sản ước hơn 18 tỷ đồng. Nhờ vậy đến nay, hệ thống giao thông nông thôn đã đạt chuẩn 643km; hơn 862,6km kênh mương đã được bê tông hóa, tu sửa nâng cấp 121 hồ đập, 104 trạm bơm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Những kết quả, này là thành công quan trọng trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.
Trường mầm non xã Thanh Hưng khang trang hơn nhờ chương trình nông thôn mới
Với những kết quả đã và đang đạt được sẽ là động lực thúc đẩy huyện Thanh Chương phát huy nội lực xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, từ đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của của người dân nơi đây.
Đình Lam - Huyền Trang - Lưu Khuyên
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.