KTNT - Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, năm 2017, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã dành thắng lợi trên mọi phương diện, nhờ vậy bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên.
Người dân huyện Thanh Chương năng động tìm những loại cây có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất.
Năm 2017 là năm thứ 2 Thanh Chương thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXX. Bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, huyện Thanh Chương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất 10 tháng (theo giá cố định năm 2010) đạt 5.876,227 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 6.865,694 tỷ đồng (trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp 2.354,532 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng 2.677,394 tỷ đồng, dịch vụ 1.833,768 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%, thu nhập bình quân ước đạt 30,66 triệu đồng/người/năm.
Một trong những điểm nhấn của năm 2017 là về sản xuất nông nghiệp, Thanh Chương đã thực hiện dồn điền đổi thửa, tích cực đưa các giống cây - con mới vào sản xuất nhờ vậy đã tăng năng suất, sản lượng lên một bước đáng kể.
Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng như Thanh Giang, Thanh Văn, Thanh Hưng, Thanh Liên, Thanh Dương, Thanh Đồng, Thanh Tiên... đã tạo được bước chuyển trong sản xuất, từng bước đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa. Tổng diện tích gieo trồng đạt 28.930ha, tổng sản lượng lương thực có hạt 117.632 tấn.
Sản xuất công nghiệp - TTCN tiếp tục tăng trưởng mạnh. Các doanh nghiệp quan tâm đầu tư mở rộng quy mô, trang bị kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Các sản phẩm chủ yếu đều có có bước tăng trưởng, tình hình hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.012 tỷ đồng.
Thanh Chương ngày càng khởi sắc. Trong ảnh: Một góc thị trấn huyện Thanh Chương.
Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các địa phương trong huyện Thanh Chương cũng tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới. Trong năm qua, các xã, thị trấn của huyện đều phát huy nội lực thực hiện các tiêu chí, trong đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng, nhờ vậy bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi. Đến nay, toàn huyện Thanh Chương đã có 11 xã về đích nông thôn mới, số tiêu chí đạt bình quân trên toàn huyện ước đạt 14,487 tiêu chí/xã.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2017, bước sang năm 2018, Thanh Chương tập trung phát huy mạnh mẽ nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; khắc phục nhanh những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục chỉ đạo các xã xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng các tiêu chí theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã được công nhận, phấn đấu đến cuối năm 2018 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới để đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên con số 13; đối với các xã còn lại, tiếp tục rà soát để xây dựng các tiêu chí, phấn đấu tăng bình quân thêm 1 tiêu chí/xã trong năm 2018.
Lưu Khuyên - Anh Tuấn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.