Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua tại huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), do vậy, chính quyền địa phương phải sơ tán khẩn cấp hơn 300 hộ dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Ngày 24/7, thông tin từ UBND huyện Mường Lát cho biết, trong chiều và tối 23/7, chính quyền các xã Mường Lý, Trung Lý, Pù Nhi, Mường Chanh và Tam Chung đã phải tổ chức sơ tán 315 hộ, với 1.392 người ở các khu vực có nguy cơ cao sạt lở núi, lũ ống, lũ quét.
Người dân của các xã được sơ tán đến các điểm an toàn như trường học, trụ sở UBND xã, các gia đình người thân ở khu vực an toàn của các hộ phải sơ tán. Cho đến ngày 24/7, nhiều nơi trên địa bàn huyện này vẫn còn mưa lớn và không có thiệt hại về người.
Tại xã Trung Lý, do mưa lớn diễn ra trên địa bàn xã này, nên chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân ở khu vực nguy cơ sạt lở cao sơ tán đến nơi an toàn.
Chính quyền địa phương nơi đây cũng có cảnh báo cho người dân, khi nào mưa lớn kéo dài hoặc có báo động hệ thống báo động cảnh báo sạt lở đất thì tổ chức cho người dân sơ tán ngay để đảm bảo an toàn.
Ngoài gần 1.400 người phải sơ tán, mưa lớn cũng khiến cho cầu tạm bắc qua suối Sim, thuộc đại phận xã Quang Chiểu bị cuốn trôi. Cầu bị cuốn trôi khiến cho 177 hộ, với 750 nhân khẩu ở các bản Con Dao, Suối Tút, Hạm đi lại khó khăn hơn, nhưng chưa bị cô lập.
Mưa lớn cũng đã làm sạt lở ta luy dương trên QL15C, đoạn qua Km 85 700 thuộc bản Lốc Há, xã Nhi Sơn, khiến cho khoảng 200 m3 đất đá tràn xuống đường gây ách tắc giao thông. Đây là con đường huyết mạch nối huyện Mường Lát với miền xuôi, do vậy, lực lượng chức năng đã huy động máy móc giải phóng đất đá tràn xuống đường và thông tuyến trở lại.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.