Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 8 năm 2017 | 8:0

Làng học sinh ở Mường Lát xuống cấp

Sau kỳ nghỉ hè, làng học sinh của Trường THPT huyện Mường Lát (Thanh Hóa) trở nên nhếch nhác khiến ai nhìn vào cũng giật mình. Năm học mới 2017- 2018 đang đến gần, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập của các em.

Làng học sinh Trường THPT Mường Lát.

Năm 2005, huyện Mường Lát được tổ chức Terres Des Home hỗ trợ gần 4 tỷ đồng để xây dựng khu nhà kiên cố theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái (nay gọi làng học sinh). Tuy nhiên, do nhiều khó khăn của chủ đầu tư, khu làng học sinh này đã bị gián đoạn và bỏ hoang nhiều năm trời. Cho đến năm 2012, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với chính quyền huyện Mường Lát tiếp tục đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng khu làng học sinh này.

Phòng ở của học sinh nhếch nhác, bẩn thỉu.

Làng gồm 30 căn nhà nằm sát nhau, nổi bật giữa trung tâm phố huyện, dành cho hơn 300 học sinh của Trường THPT huyện Mường Lát, những học sinh thuộc diện xa nhà có nơi ăn ở và học tập. Đa số các em học sinh dân tộc ở các bản, xã trong huyện xa trường hàng chục kilômét như: Bản Tà Cóm, Khằm 1, Khằm 2, Suối Hộp, Kéo Hượn (xã Trung Lý); Nàng Một, Sài Khao, Chà Lan, Xì Lô (xã Mường Lý); Pù Cá, Hua Pù, Pa Hộc, Luốc Ha, Chim, Cơm, Pù Ngùa (xã Pù Nhi)...  đều ở trong khu nhà này.

Các em phải nấu ăn ở dưới sàn nhà, bể nước sinh hoạt mất vệ sinh

Tuy nhiên, khu nhà ở cho học sinh này lại không có nhà sinh hoạt cộng đồng, không có bếp ăn, các em phải ăn và ngủ chung tại phòng, không có nơi xem ti vi, nơi đọc sách báo. Khu vệ sinh đến nay cũng hư hỏng không sử dụng được, thường xuyên mất nước, hơn 30 nóc nhà và 300 học sinh nam nữ chỉ có vỏn vẹn hai bể tắm tập thể, rất bất tiện cho việc sinh hoạt.

Trao đổi với phóng viên, thầy Lê Văn Tùng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát cho biết, để duy trì trật tự và quản lý các em được tốt hơn, nhà trường đã cử 1 giáo viên phụ trách trực tiếp ăn và ở tại khu làng học sinh, thuê 1 bảo vệ trông coi và 1 cán bộ làm công tác y tế. Tuy nhiên, hiện làng học sinh đang còn bất cập, tường rào để bảo vệ khu nhà không có nên vấn đề an ninh trật tự không đảm bảo, trai làng, trai bản thường xuyên vào chơi, quậy phá trong khu nhà ở của học sinh.

Các e ngủ tạm bợ, nhà vệ sinh không được dọn dẹp, tường hỏng đang được xây lại.

Nhìn những ngôi nhà bề ngoài rất nổi bật nhưng bên trong lại nhếch nhác đến kỳ lạ, không giường chiếu, không bàn học, xoong nồi bát đĩa, chai lọ vứt ngổn ngang trong phòng, chưa kể các em phải tự kiếm củi, nấu ăn hàng ngày dưới gầm nhà sàn nên rất bẩn thỉu, nhem nhuốc.

Rất mong các cấp chính quyền, cơ quan chức năng huyện Mường Lát sớm vào cuộc, chấn chỉnh và tu sửa lại để các em có môi trường sinh hoạt và học tập khang trang hơn.

Xuân Sơn

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top